Đánh giá chuyên sâu của ING về cuộc họp ECB tuần này: Liệu sẽ tiếp tục né tránh tapering?

Đánh giá chuyên sâu của ING về cuộc họp ECB tuần này: Liệu sẽ tiếp tục né tránh tapering?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

16:26 07/06/2021

Lạm phát lên cao, tiêm chủng vắc xin cấp tốc và kinh tế phục hồi sẽ là bài kiểm tra cho kế hoạch thu mua tài sản của ECB trong cuộc họp tuần này. Việc né tránh tapering đã từng cản trở đà tăng của đồng euro, và kịch bản đó có thể tiếp diễn trong tuần này.

ECB nhiều khả năng sẽ tránh bình luận về tapering trong cuộc họp thứ Năm tới
ECB nhiều khả năng sẽ tránh bình luận về tapering trong cuộc họp thứ Năm tới

Trước thềm cuộc họp của ECB tuần này, triển vọng kinh tế đã tươi sáng hơn, lạm phát tiếp tục tăng, và sẽ rất khó để ECB né tránh bàn luận về tapering. Cuộc họp thứ Năm tới sẽ có rất nhiều thông tin nhưng lại thiếu đi hành động rõ ràng.

Dự báo kinh tế mới

Trước hết, ECB sẽ đưa ra dự báo mới nhất của mình. Trong tháng Ba, GDP dự báo tăng 4% năm nay và 4.1% trong năm 2022. Lạm phát được kỳ vọng đạt 1.5% năm nay và 1.2% năm tới. Trong khi các chỉ số niềm tin đều đưa tín hiệu tích cực, vẫn chưa có dữ liệu trực tiếp nào trong quý II. Do GDP quý I thấp hơn kỳ vọng, dự báo tăng trưởng cho năm 2021 và 2022 nhiều khả năng sẽ không đổi. Dự báo lạm phát có thể tăng, không chỉ do lạm phát đang cao hơn ECB dự tính, mà còn do cả gián đoạn chuỗi cung ứng, giá hàng hóa tăng cao và kinh tế mở cửa trở lại. Lạm phát nhiều khả năng sẽ được giữ ở mức gần 3% thay vì 2% trong nửa sau năm nay.

Đánh giá các điều kiện cho vay

Một yếu tố đáng chú ý khác sẽ là bảng đánh giá tình hình cho vay hàng quý của khu vực eurozone. Năm ngoái, tình hình cho vay thuận lợi bỗng dưng trở thành một mục tiêu nửa vời của ECB. Ngoài các từ như “toàn diện”, “nhiều mặt”, “đầu kỳ”, “cuối kỳ”, không có một định nghĩa rõ ràng nào cho việc này. Có thể do tình hình cho vay tháng 12 năm ngoái được cho là thước đo chuẩn mực của việc này. Do lợi suất trái phiếu đã tăng 0.5% kể từ đó, đánh giá chính thức của ECB sẽ rất đáng quan tâm. 

(Né tránh) tapering

Vấn đề cuối cùng của tuần này sẽ là về tapering, đúng hơn là né tránh việc này. Tại sao? Vì chỉ cần nhắc đến nó thôi cũng sẽ đẩy lợi suất trái phiếu lên cao và hãm lại đà hồi phục kinh tế trước cả khi nó bắt đầu. Một số phát biểu mang thiên hướng "dovish" của quan chức ECB đã nhấn mạnh điều này. Tuần trước, thành viên Ban điều hành ECB Isabel Schnabel đã cảnh báo về nguy hiểm của việc rút bỏ các hỗ trợ tài khóa và tiền tệ quá sớm. Tuy nhiên, ECB sẽ không thể né tránh tapering được lâu.

Kế hoạch tapering của ECB nếu xảy ra sẽ như thế nào?

Tapering của ECB, theo đánh giá của chúng tôi sẽ được thực hiện dưới dạng Operation Twist. Thay vì kéo dài chương trình thu mua khẩn cấp do đại dịch (PEPP) đến tháng 3/2022, ECB sẽ đẩy mạnh chương trình thu mua tài sản đã có từ trước, và sẽ mua khoảng 40-50 tỷ Euro mỗi tháng sau tháng 3/2022. Thay đổi này phần lớn là do mục đích chính của PEPP là để lạm phát về lúc trước dịch, còn APP là để đạt được mục tiêu lạm phát.

Thay đổi trong truyền thông của ECB tuần này

Với việc ECB sẽ làm mọi cách để né tránh nói về tapering, mọi ánh mắt sẽ dồn vào những ngôn từ về kế hoạch mua tài sản hiện tại. Chiến dịch này được triển khai vào tháng Ba khi lợi suất trái phiếu tăng trở lại nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng, chứ không phải các yếu tố cơ bản của khu vực eurozone. Câu nói quan trọng trong tháng Ba là “hội đồng quản trị kỳ vọng rằng quy mô mua tài sản theo chương trình PEPP quý này sẽ được tiếp tục với tốc độ cao hơn trong các tháng tiếp theo.” Hy vọng rằng tuần này ECB sẽ bỏ câu “tốc độ cao hơn” và thay bằng “hội đồng quản trị kỳ vọng rằng các khoản thu mua theo chương trình PEPP sẽ đảm bảo điều kiện cho vay thuận lợi". Bất kỳ thay đổi nào về ngôn từ sẽ tạo bất ngờ và báo hiệu cho cả sự sẵn sàng hoặc né tránh tapering sau mùa hè này.

Thu mua PEPP, chướng ngại nhỏ cho đà tăng của EUR

Thị trường trái phiếu và các thị trường lãi suất khác sẽ nhận nhiều tin trái chiều. Nhìn chung, giữ nguyên tốc độ thu mua PEPP cho quý sau (với điều kiện thanh khoản và tính thời vụ cho phép) sẽ là ảnh hưởng chính, nhưng điều này cần phải kiểm chứng với thực tế là cả thống đốc Lagarde và Schabel đã làm tốt việc chèo lái thị trường tuần trước.

Hơn nữa, giọng điệu phấn khởi của Lagarde tuần trước và dữ liệu tích cực từ nền kinh tế sẽ hãm lại ảnh hưởng của việc thu mua. Trên thực tế, phản ứng trước việc đẩy mạnh PEPP hồi tháng 3 có thể là một khuôn mẫu cho tâm lý giao dịch của đồng euro trong nhiều tháng tiếp theo. Hiện tại, ECB chỉ hãm được đà bán tháo trái phiếu kéo dài nhiều tuần. Sau đó lợi suất trái phiếu khu vực Euro lại tăng tiếp vào tháng 4.

Lần này, nhiều khả năng đợt đếm ngược cho đà tăng mới của lợi suất đã bắt đầu từ tuần trước, với những kỳ vọng như đã nói ở trên. Điều này sẽ hạn chế khả năng giảm lợi suất, chẳng hạn như của TPCP Đức, và tạo điều kiện cho một đợt tăng sau cuộc họp báo ngày 10/6.

Đèn xanh cho các giao dịch chênh lệch lợi suất

Thu mua PEPP quý III sẽ có vẫn sẽ có tác động rất lớn. Dù đúng là ảnh hưởng của việc này lên lợi suất trái phiếu chính phủ Đức và lãi suất swap chỉ là tạm thời, đây là một tín hiệu tới thị trường trái phiếu: ECB sẽ hãm lại biến động khi châu Âu bước vào hồi phục kinh tế, và tạo cơ hội cho nhà đầu tư tìm kiếm các khoản đầu tư có lời hơn. Ảnh hưởng của việc này có thể thấy ở chênh lệch lợi suất trái phiếu Ý giảm đi kể từ đợt tăng tháng Năm, nhưng nhiều khả năng sẽ tăng trở lại và vượt 1% kể cả khi đà tăng trái phiếu Đức tiếp tục.

Đẩy nhanh thu mua PEPP sẽ không ngăn lợi suất tăng, nhưng sẽ ổn định chênh lệch lợi suất TPCP

Kỳ vọng tăng lợi suất cũng sẽ cần kiểm chứng bằng năng lực. Đúng là thị trường đang trong giai đoạn bình thường hóa khi kinh tế mở cửa, nhưng không phải thay đổi lớn trong tăng trưởng dài hạn và lạm phát. Điều này ngụ ý rằng phần lớn đà tăng của lợi suất sẽ diễn ra năm nay, và nhẹ hơn vào năm 2022. Nếu ECB tăng gấp đôi tốc độ APP lên 40 tỷ Euro/tháng trong năm tới, khoảng 320 tỷ trái phiếu chính phủ của các quốc gia, và hơn 100 tỷ nợ ròng của EU sẽ được hấp thụ.

Phạm vi hẹp cho việc tăng lợi suất sang năm cũng là một biện luận ủng hộ cho chênh lệch thấp hơn tại các thị trường có hệ số beta cao. Ngoài ra, thị trường tín dụng cũng đang có những yếu tố cơ bản mạnh, và khẩu vị giao dịch carry trade tại các nước eurozone vẫn tương đối đặc biệt.

Think.ing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dữ liệu lạm phát của Vương quốc Anh đang được đo sai cách?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dữ liệu lạm phát của Vương quốc Anh đang được đo sai cách?

Sự thay đổi trong cách tính toán lạm phát của Anh đang đến gần, khi Cục Thống kê Quốc gia Anh (ONS) chuẩn bị tích hợp dữ liệu máy quét từ các siêu thị vào chỉ số giá tiêu dùng. Việc này hứa hẹn sẽ cung cấp cái nhìn chính xác hơn về giá trị thực mà người tiêu dùng trả cho hàng hóa, thay vì chỉ dựa vào mức giá niêm yết. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra tranh cãi khi ONS vẫn bỏ qua các mức giá giảm từ thẻ khách hàng thân thiết, chẳng hạn như giá Clubcard của Tesco. Liệu dữ liệu máy quét có thực sự giúp đo lường lạm phát chính xác hơn và mang lại thay đổi lớn cho nền kinh tế Anh?
Liên minh Châu Âu đối mặt với chiến tranh thương mại trên nhiều mặt trận
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liên minh Châu Âu đối mặt với chiến tranh thương mại trên nhiều mặt trận

Liên minh Châu Âu đang đối mặt với một loạt thử thách lớn trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang ngày càng gia tăng. Với sự trỗi dậy của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, các chính sách thương mại đã biến thành công cụ quyền lực, đe dọa sự ổn định của khối.
Trump đứng trước cơ hội lịch sử: Tái tạo WTO và dẫn dắt thương mại công bằng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump đứng trước cơ hội lịch sử: Tái tạo WTO và dẫn dắt thương mại công bằng

Tổng thống Donald Trump, một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất trong chính trị toàn cầu, đang đứng trước cơ hội tạo ra một thay đổi đột phá trong thương mại quốc tế. Liệu ông có thể tái tạo một Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mới, mang tính công bằng và mang lại những thay đổi tích cực cho nền kinh tế toàn cầu?
Thị trường có đang quá hoảng loạn trước cơn bão thuế quan?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường có đang quá hoảng loạn trước cơn bão thuế quan?

Khi Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế mới, thế giới tài chính, chính trị và truyền thông lập tức rơi vào trạng thái hỗn loạn. Cơn hoảng loạn tưởng chừng như sẽ đẩy toàn cầu vào một thời kỳ đen tối mới, nhưng chính sự phản ứng thái quá này lại trở thành "liều thuốc" tự điều chỉnh. Giữa những lời đồn đoán về sự kết thúc của toàn cầu hóa, câu hỏi đặt ra là: liệu thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, hay chỉ đơn giản là tạm chệch hướng rồi sẽ sớm quay trở lại quỹ đạo?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ