Cuộc họp của OPEC có ý nghĩa như thế nào đối với giá dầu?

Cuộc họp của OPEC có ý nghĩa như thế nào đối với giá dầu?

14:00 01/07/2021

Đây là một tuần tuyệt vời đối với thị trường năng lượng! Cuộc họp OPEC + vào thứ Năm có thể xác định liệu giá dầu tiếp tục tăng hay giảm nhiệt và phản ứng của thị trường sẽ phụ thuộc vào quy mô gia tăng sản lượng. Trong một bức tranh toàn cảnh, thật khó để hình dung bất kỳ nhịp tăng mạnh nào sau cuộc họp, khi nguồn cung dường như sẽ tăng cao hơn và nhu cầu đang chịu ảnh hưởng bởi biến thể Delta hoành hành.

Cuộc họp của OPEC có ý nghĩa gì đối với giá dầu?
Cuộc họp của OPEC có ý nghĩa gì đối với giá dầu?

Cách tiếp cận thận trọng

Liên minh các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới vẫn rất thận trọng trong năm nay khi tăng sản lượng cực kỳ chậm mặc dù nhu cầu đã phục hồi tốt - một sự kết hợp đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong ba năm.

Trong tuần này, OPEC+ dự kiến ​​sẽ công bố một đợt tăng sản lượng lên khoảng 500k thùng mỗi ngày, bắt đầu từ tháng 8. Con số này có vẻ hơi nhiều, nhưng thị trường dầu thô vẫn sẽ thâm hụt. Điều này có nghĩa là cầu sẽ tiếp tục vượt cung.

Phản ứng của thị trường sẽ phụ thuộc vào quy mô thực tế của sự gia tăng này. Nếu nguồn cung tăng khoảng 500k thùng mỗi ngày, giá dầu thậm chí có thể tăng nhẹ do lo ngại trên thị trường đã dần được xoa dịu. Nếu sản lượng tăng 1 triệu thùng, nó có thể khiến giá dầu giảm không đáng kể - chỉ vài dollar. 

Những yếu tố khó đoán

Mặc dù dầu đã có một năm tuyệt vời cho đến nay, nhưng nó vẫn có một số rủi ro ở phía trước. Về phía nguồn cung, Iran là một yếu tố gây bất ngờ. Quốc gia này vẫn đang đàm phán với Mỹ về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân. Đổi lại, Washington sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế đã làm tê liệt hoạt động xuất khẩu dầu của Iran, dẫn đến tình trạng giảm nguồn cung của ngước này. 

Cuộc đàm phán này cũng đã bị trì hoãn sau cuộc bầu cử tổng thống mới ở Iran mà chính ông cũng đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ. Các nhà ngoại giao vẫn hy vọng rằng một thỏa thuận có thể đạt được vào cuối mùa hè, vì vậy đây là một rủi ro giảm đáng kể đối với giá dầu.

Về phía nhu cầu, vấn đề đến từ biến thể Delta mới đang lây lan rộng rãi. Điều này dẫn đến các đợt phong toả mới ở Úc và Châu Á - nơi quá trình tiêm chủng diễn ra chậm chạp. Ngay cả những quốc gia như Bồ Đào Nha vốn thực hiện tiêm phòng cho phần lớn dân số cũng đã phải tạm dừng quá trình tái mở cửa. Những yếu tố này đang đe dọa sự phục hồi của nhu cầu dầu.

Bức tranh toàn cảnh

Như đã trình bày ở trên, ngày càng khó hình dung giá dầu sẽ tăng mạnh. Thị trường vẫn thiếu hụt nguồn cung trong khi sản lượng vẫn đang trên đà tăng. Không chỉ OPEC hay Iran, việc giá cả tăng chóng mặt sẽ khiến các nhà sản xuất dầu của Mỹ sớm tăng nguồn cung. 

Và điều đó có thể xảy ra khi nhu cầu bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta. Do đó, chúng ta có thể gặp phải trường hợp cung tăng trong khi cầu không đổi hoặc thậm chí giảm nhẹ. Đây sẽ là một tin xấu đối với giá dầu. 

Nó có dẫn đến sự đảo ngược xu hướng không? Có thể không. Dường như một nhịp điều chỉnh mạnh sẽ diễn ra thay vì đảo chiều hoàn toàn do môi trường kinh tế vĩ mô vẫn còn khá thuận lợi. 

Về mặt kỹ thuật, đà giảm của dầu WTI có thể đối mặt với ngưỡng hỗ trợ quanh vùng $71.95. Nếu ngưỡng này bị phá vỡ, ngưỡng hỗ trợ tiếp theo sẽ xoay quanh mốc $69.80.

Trong trường hợp giá tăng, phe bò cần thúc đẩy giá qua ngưỡng $74.45, trước khi đạt được mốc $75.25 để kiểm tra mốc $76.9 - mức đỉnh năm 2018 đồng thời mức thấp nhất năm 2012.

Ngoài ra, kết quả của cuộc họp này cũng có thể tác động đến đồng tiền của các quốc gia sản xuất dầu lớn, như Canada và Nga.

Fxstreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ