Cuộc đối đầu lịch sử: Donald Trump thách thức quyền lực của Fed

Cuộc đối đầu lịch sử: Donald Trump thách thức quyền lực của Fed

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:51 29/07/2024

Nhà Trắng và Fed không phải lúc nào cũng hòa thuận. Năm 1965, theo tin đồn, Tổng thống Lyndon B Johnson đã triệu tập chủ tịch Fed William McChesney Martin đến trang trại của ông ở Texas và đẩy ông ta vào tường sau một quyết định tăng lãi suất. Tuy nhiên, hầu hết các tổng thống Mỹ đều ủng hộ tầm quan trọng của một ngân hàng trung ương độc lập, và họ đã gặt hái được lợi ích từ sự ổn định kinh tế và tài chính nhờ đó.

Các nhà đầu tư không kỳ vọng mức độ đối đầu như thời Johnson sẽ tái diễn, nhưng họ lo ngại rằng tính công bằng của Fed có thể không còn nguyên vẹn dưới một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump nếu ông tái đắc cử.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Trump đã đưa ra một tuyên bố đầy ngụ ý rằng ông sẽ "cho phép" Chủ tịch Jerome Powell hoàn thành nhiệm kỳ kéo dài đến năm 2026, nếu như ông cảm thấy ông Powell đưa ra những quyết định đúng đắn. Lời phát biểu này hàm ý rằng ông Trump có thể can thiệp vào nhiệm kỳ của Powell nếu không hài lòng với cách điều hành của vị Chủ tịch Fed.

Thêm vào đó, theo các báo cáo hồi tháng 4, nhóm của ông Trump đang soạn thảo những đề xuất có thể làm suy yếu tính độc lập của Fed nếu ông đắc cử. Điều này không phải là không có tiền lệ trong cách hành xử của ông Trump. Mặc dù chính ông là người đã đề cử Powell vào vị trí Chủ tịch Fed vào năm 2017 khi còn đương nhiệm Tổng thống, nhưng Trump sau đó đã công khai chỉ trích và thúc ép Powell vì cho rằng ông này không cắt giảm lãi suất đủ nhanh.

Chính phủ tiếp theo có thể kế thừa một nền kinh tế có sức chống chịu tốt và một chu kỳ nới lỏng. Tại sao lại muốn đẩy điều đó vào tình thế rủi ro? Trong ngắn hạn, căng thẳng giữa Powell và Trump có thể gia tăng. Fed, sẽ họp vào giữa tuần, đang ở thời điểm nhạy cảm trong cuộc chiến chống lạm phát. Cựu tổng thống đã đề xuất rằng ngân hàng trung ương không nên cắt giảm lãi suất ngay bây giờ - có lẽ vì điều đó có thể làm gia tăng sự ủng hộ cho đảng Dân chủ. Tuy nhiên, với lạm phát Mỹ đang tiến gần hơn đến mục tiêu - và thị trường lao động đang hạ nhiệt - Fed sẽ phải bắt đầu cắt giảm lãi suất trước cuộc bầu cử tháng 11.

Powell đã đúng đắn khi không để tâm đến những lời chỉ trích của Trump, dù điều này có thể tạo thêm cơ hội cho ứng cử viên Đảng Cộng hòa tấn công uy tín của ông nếu lên nắm quyền. Thực tế, Powell đang đối mặt với một thách thức còn lớn hơn: cân bằng giữa việc kiểm soát lạm phát và duy trì sự ổn định kinh tế.

Nếu Trump thắng cử vào tháng 11, việc sa thải Powell trước khi kết thúc nhiệm kỳ sẽ không đơn giản. Tuy nhiên, theo thời gian, Trump có thể đề cử những thành viên hội đồng "dễ bảo hơn" để lấp đầy các vị trí trống. Dù bằng cách nào, cựu Tổng thống có thể sẽ gây áp lực buộc Fed cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế. Chương trình kinh tế của ông, bao gồm cam kết làm suy yếu đồng USD, cũng có nguy cơ làm phức tạp thêm công việc của ngân hàng trung ương và sẽ khiến Trump và Fed thường xuyên xảy ra xung đột.

Nếu thị trường tài chính nhận định rằng tính độc lập của Fed đã hoặc có thể bị tổn hại dưới thời Trump, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên, kỳ vọng về lạm phát có thể vượt tầm kiểm soát, đặc biệt khi xét đến kế hoạch cắt giảm thuế và tăng thuế quan của Trump. Hệ lụy tiếp theo là áp lực tăng lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, vốn đã ở mức cao. Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn khi tỷ lệ nợ của Mỹ đang trên một quỹ đạo không bền vững. Nếu lãi suất tiếp tục leo thang, chính phủ sẽ càng bị thu hẹp dư địa để điều chỉnh chính sách tài khóa. Điều này không chỉ làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ nần mà còn kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế.

Vị thế của đồng USD như một đồng tiền dự trữ quốc tế đảm bảo rằng nhu cầu đối với nợ Mỹ sẽ luôn ở mức cao. Tuy nhiên, một "cơn bão hoàn hảo" có thể đang hình thành. Sự kết hợp giữa lợi suất trái phiếu tăng cao, nghi ngờ về khả năng hành động độc lập của Fed, và một tổng thống thất thường nắm quyền có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng. Kịch bản xấu nhất là lợi suất trái phiếu tăng vọt hoặc rơi vào vòng xoáy không kiểm soát, đe dọa làm chao đảo nền tài chính Mỹ và toàn cầu.

Vì vậy, dù với tư cách là ứng cử viên hay tổng thống (nếu đắc cử), Trump nên giữ khoảng cách với Fed. Sự độc lập của ngân hàng trung ương là trụ cột của sự ổn định kinh tế và tài chính Mỹ. Bất kỳ tổng thống mới nào cũng nên tận dụng nền tảng kinh tế hiện tại - một nền kinh tế đang có sức chống chịu tốt và sẵn sàng cho các đợt cắt giảm lãi suất. Can thiệp vào hoạt động của Fed chỉ làm suy yếu nền tảng vững chắc này.

*Bài viết trên là quan điểm cá nhân của nhóm tác giả từ tờ báo Financial Times.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ