Cổ phiếu châu Á giữ vững đà tăng, Vàng phục hồi, Nasdaq 100 đối mặt nguy cơ điều chỉnh giảm

Cổ phiếu châu Á giữ vững đà tăng, Vàng phục hồi, Nasdaq 100 đối mặt nguy cơ điều chỉnh giảm

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

15:52 16/07/2025

Tất cả các chỉ số chính của Mỹ đều đóng cửa giảm vào thứ Ba, ngày 15 tháng 7, ngoại trừ Nasdaq 100, tăng 0.1% nhờ sức mạnh liên tục của Nvidia. S&P 500 đạt mức cao nhất mọi thời đại trong ngày ở mức 6,302 vào đầu phiên nhưng ngược lại mức tăng để kết thúc

Chứng khoán Mỹ suy yếu, Nasdaq 100 giữ vững nhờ cổ phiếu công nghệ

Phiên giao dịch ngày 15/7 khép lại với sắc đỏ trên hầu hết các chỉ số chính của Mỹ, ngoại trừ Nasdaq 100 tăng nhẹ 0.1% nhờ sức mạnh bền bỉ từ Nvidia. S&P 500 đạt đỉnh lịch sử trong phiên tại 6,302 điểm nhưng không duy trì được đà tăng và đóng cửa giảm 0.4%. Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ chịu áp lực mạnh nhất, với Russell 2000 giảm 2%, trong khi chỉ số Dow Jones mất 1%.

Tâm lý thị trường thêm phần tiêu cực sau loạt kết quả kinh doanh kém khả quan. JP Morgan giảm 0.7%, Wells Fargo lao dốc 5.5%, còn BlackRock mất 5.9% sau báo cáo tài chính quý II. Dow Jones bị ảnh hưởng nặng hơn do có tỷ trọng lớn cổ phiếu ngành tài chính.

Áp lực lạm phát dai dẳng làm lu mờ kỳ vọng cắt giảm lãi suất, thúc đẩy đồng USD tăng mạnh

Dù CPI lõi tháng 6 của Mỹ chỉ đạt 2,9%, thấp hơn mức kỳ vọng 3%, lo ngại lạm phát vẫn gia tăng khi nhiều mặt hàng thiết yếu như đồ gia dụng (+1%), thiết bị âm thanh, video (+1,1%) và đồ chơi (+1,8%) tăng giá mạnh hàng tháng, mức cao nhất trong nhiều năm.

Theo công cụ CME FedWatch, khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 giảm còn 57%, thấp hơn nhiều so với mức 70% cách đây một tuần. Lập trường thận trọng hơn từ Fed giúp đồng USD tăng giá, với Chỉ số Đô la (DXY) ghi nhận phiên tăng thứ tư liên tiếp (+0.6%), chạm đỉnh ba tuần tại 98,79 điểm, tiến sát ngưỡng kháng cự trung bình động 50 ngày (98,90).

Thị trường châu Á giữ vững nhờ triển vọng tích cực về đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Dù thị trường toàn cầu biến động, chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn duy trì đà tăng trong phiên hôm nay. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng thêm 0.3%, ghi nhận phiên tăng thứ năm liên tiếp và đạt đỉnh bốn tháng. Chỉ số Straits Times của Singapore cũng tiếp tục phá đỉnh lịch sử, tăng 0.2% và lập mức cao kỷ lục 4,129 điểm, kéo dài chuỗi tăng lên tám phiên liên tiếp.

Tâm lý tích cực được củng cố sau phát biểu từ Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, người xác nhận tiến triển trong đàm phán thương mại với Trung Quốc và cho biết hạn chót áp thuế ngày 12/8 có thể được điều chỉnh linh hoạt, giúp xoa dịu lo ngại về nguy cơ leo thang căng thẳng ngay lập tức.

Giá vàng phục hồi bất chấp đồng Đô la mạnh nhờ lo ngại lạm phát đình trệ

Dù giảm nhẹ 0.6% trong phiên ngày thứ Ba, vàng (XAU/USD) giữ vững vùng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng tại đường trung bình động 50 ngày (3,328 USD). Trong phiên châu Á hôm nay, vàng phục hồi 0.5% nhờ lo ngại về lạm phát kéo dài kết hợp với dấu hiệu kinh tế chậm lại, thúc đẩy nhu cầu phòng hộ.

Dữ liệu kinh tế quan trọng hôm nay

Hình 1: Lịch công bố dữ liệu kinh tế chủ chốt phiên châu Á (Nguồn: MarketPulse)

Biểu đồ trong ngày – Nasdaq 100 có dấu hiệu đảo chiều giảm ngắn hạn

Hình 2: Diễn biến chỉ số Nasdaq 100 CFD tính đến ngày 16/7/2025 (Nguồn: TradingView)

Dù Nasdaq 100 thể hiện sức mạnh vượt trội so với các chỉ số lớn khác (S&P 500. DJIA, Russell 2000), các tín hiệu kỹ thuật cho thấy chỉ số này có thể đang bước vào nhịp điều chỉnh giảm ngắn hạn trong xu hướng tăng trung hạn.

Kể từ ngày 3/7, Nasdaq 100 đã giao dịch giằng co quanh biên trên của kênh tăng giá dài hạn kể từ đáy tháng 3/2020. Đáng chú ý, phiên ngày 15/7 ghi nhận mô hình nến Gravestone Doji đảo chiều giảm giá trên đồ thị ngày, dấu hiệu đầu tiên của sự suy yếu sau nhiều phiên giằng co.

Điều này gợi mở khả năng xuất hiện pha “kiệt sức tăng giá” khi thông tin tích cực về Nvidia (được phép bán chip H20 cấp thấp cho Trung Quốc) không đủ duy trì đà tăng.

Vùng kháng cự quan trọng nằm tại 22,920–23,020 điểm, trong khi hỗ trợ gần tại 22,600 điểm. Nếu thủng mức này, mục tiêu giảm tiếp theo có thể là 22,390–22,235 điểm. Ngược lại, phá vỡ trên 23,020 sẽ phủ nhận kịch bản giảm giá và mở rộng đà tăng lên vùng 23,190. xa hơn là 23,400–23,480 điểm theo cụm Fibonacci mở rộng.

Action Forex

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

GBP nhích lên sau khi CPI Anh được công bố: Tin thương mại Mỹ và diễn biến chính trị xoay quanh crypto là tâm điểm thị trường

GBP nhích lên sau khi CPI Anh được công bố: Tin thương mại Mỹ và diễn biến chính trị xoay quanh crypto là tâm điểm thị trường

GBP ghi nhận mức tăng nhẹ trong phiên hôm nay sau số liệu CPI Anh bất ngờ tăng cao hơn dự báo, dù đà tăng vẫn bị kìm hãm. Cả chỉ số CPI tổng thể và CPI lõi đều tăng tốc trong tháng Sáu, đặc biệt với đà tăng mạnh từ lạm phát hàng hóa. Diễn biến này làm dấy lên lo ngại về tác động truyền dẫn của thuế quan và đặt ra thách thức mới đối với lộ trình chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).
DXY phá vỡ mô hình nêm giảm sau khi CPI tháng 6 đúng kỳ vọng

DXY phá vỡ mô hình nêm giảm sau khi CPI tháng 6 đúng kỳ vọng

Báo cáo CPI tháng 6 đúng kỳ vọng đã kích hoạt một bước ngoặt quan trọng cho DXY, khi chỉ số này phá vỡ mô hình nêm giảm, báo hiệu triển vọng tăng giá cho đồng USD. Dù thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro phản ứng tích cực, áp lực lạm phát cốt lõi và chênh lệch lợi suất tiếp tục định hình tâm lý thận trọng. Với các yếu tố vĩ mô như thuế quan và chính sách tài khóa đang làm phức tạp tình hình kinh tế, Fed có thể sẽ trì hoãn các động thái nới lỏng, khiến thị trường ngoại hối tiếp tục biến động trong thời gian tới.
Thị trường châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc, vàng phục hồi khi USD suy yếu; EUR/USD chuẩn bị đảo chiều

Thị trường châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc, vàng phục hồi khi USD suy yếu; EUR/USD chuẩn bị đảo chiều

Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng nhẹ vào thứ Hai, ngày 14 tháng 7. S&P 500 tăng 0.1%, trong khi Nasdaq 100 nhích lên 0.3%, khi giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm công bố dữ liệu Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ và loạt báo cáo thu nhập quý II từ các ngân hàng lớn bao gồm JPMorgan, Citigroup, Wells Fargo và BlackRock.
Thị trường trái phiếu báo hiệu rủi ro tăng cao tại Nhật Bản, nhưng JPY không được hưởng lợi từ lợi suất leo thang

Thị trường trái phiếu báo hiệu rủi ro tăng cao tại Nhật Bản, nhưng JPY không được hưởng lợi từ lợi suất leo thang

Thị trường tài chính châu Á đang chịu áp lực khi lợi suất trái phiếu Nhật Bản tăng mạnh trước thềm bầu cử Thượng viện, phản ánh lo ngại về sự bất ổn chính trị và nguy cơ bùng nổ chi tiêu công, trong khi đồng Yên vẫn không được hưởng lợi. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc, dữ liệu tiêu dùng suy yếu, còn tâm lý người tiêu dùng Úc tiếp tục ảm đạm do lãi suất cao, khiến kỳ vọng cắt giảm lãi suất dâng cao. Trên thị trường tiền tệ, các đồng tiền rủi ro suy yếu, trong khi CHF và USD giữ vững vị trí, với EUR/GBP tiếp tục duy trì xu hướng tăng ngắn hạn.
Cổ phiếu châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc và Singapore; HĐTL chứng khoán Mỹ giảm do đe dọa thuế quan EU của Trump, Vàng lấy lại sức mạnh

Cổ phiếu châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc và Singapore; HĐTL chứng khoán Mỹ giảm do đe dọa thuế quan EU của Trump, Vàng lấy lại sức mạnh

Các chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ tiếp tục chịu áp lực từ phiên giảm điểm cuối tuần trước, kéo dài sang phiên giao dịch châu Á hôm nay. HĐTL S&P 500 và Nasdaq 100 E-mini giảm 0.5%, chịu ảnh hưởng từ những lo ngại xoay quanh chính sách thuế quan mới. Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ leo thang căng thẳng khi đe dọa áp thuế 30% lên Liên minh châu Âu—mức tăng đáng kể so với mức đề xuất 20% hồi tháng Tư, nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thương mại cải thiện trước hạn chót ngày 1 tháng 8.
EUR trụ vững trên 1.1670 khi EU tạm dừng đáp trả đòn thuế quan 30% của Trump

EUR trụ vững trên 1.1670 khi EU tạm dừng đáp trả đòn thuế quan 30% của Trump

Khẩu vị rủi ro suy giảm nhẹ trong phiên châu Á vào phiên thứ Hai, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 30% lên hàng nhập khẩu từ EU và Mexico, bắt đầu từ ngày 1/8. Dù hợp đồng tương lai của Mỹ giảm điểm, thị trường chứng khoán châu Á phản ứng khá dè dặt, phần lớn đang đánh giá động thái này trong bối cảnh EU vẫn duy trì việc tạm ngưng các biện pháp trả đũa.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ