Chứng khoán châu Á khởi sắc sau cuộc trò chuyện tích cực giữa Trump và Tập

Chứng khoán châu Á khởi sắc sau cuộc trò chuyện tích cực giữa Trump và Tập

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

09:46 20/01/2025

Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau cuộc trò chuyện tích cực giữa Trump và Tập Cận Bình, làm dấy lên kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung. Nhà đầu tư vẫn thận trọng trước nhiệm kỳ thứ hai của Trump, khi ông dự kiến ban hành hàng loạt sắc lệnh tác động đến nhập cư, thuế quan và quy định. Thị trường crypto biến động khi Trump ra mắt token kỹ thuật số, trong khi USD tiếp tục củng cố vị thế.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm, nối gót Phố Wall, khi cuộc trao đổi tích cực giữa Donald Trump và Tập Cận Bình làm dấy lên kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung.

Chứng khoán Úc và Nhật Bản tăng, trong khi Hồng Kông và Trung Quốc đại lục cũng mở cửa trong sắc xanh. Chỉ số theo dõi cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ nhảy vọt 3.2% vào thứ Sáu sau khi Trump mô tả cuộc trò chuyện trước lễ nhậm chức với ông Tập là “rất tốt đẹp.” Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ biến động nhẹ trong phiên châu Á, khi Phố Wall đóng cửa vào thứ Hai do kỳ nghỉ lễ.

Tâm lý lạc quan được củng cố sau khi Trump và Tập thảo luận về thương mại, TikTok và fentanyl, tạo tiền đề cho quan hệ song phương trong những ngày đầu của chính quyền mới. Bổ sung thêm tín hiệu tích cực, TikTok đã khôi phục dịch vụ tại Mỹ vào Chủ Nhật, sau khi Trump tuyên bố tạm hoãn thực thi lệnh buộc công ty mẹ Trung Quốc phải bán ứng dụng này trong vòng ba tháng.

“Khiến thị trường lạc quan hơn dù chỉ trong ngắn hạn giữa cuộc cạnh tranh chiến lược không thể đảo ngược, cuộc gọi thân thiện giữa Trump và Tập tiếp thêm động lực cho đà tăng của chứng khoán,” Kyle Rodda, chuyên gia phân tích cấp cao tại Capital.com ở Melbourne, nhận định. “Điều đáng chú ý là chứng khoán châu Á phản ứng mạnh mẽ với tin tức này, trong khi hầu như không mấy quan tâm đến dữ liệu tăng trưởng vượt kỳ vọng của Trung Quốc vào thứ Sáu.”

Nhà đầu tư thận trọng trước nhiệm kỳ thứ hai của Trump

Các nhà giao dịch đang chuẩn bị đối mặt với những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump. Ông dự kiến ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp liên quan đến nhập cư, năng lượng, lao động liên bang và cải cách quy định nhằm nhanh chóng triển khai chương trình nghị sự. Kế hoạch bao gồm siết chặt kiểm soát biên giới và thiết lập cơ chế để thực hiện các đợt trục xuất quy mô lớn.

“Thị trường tài chính có thể biến động mạnh trong những tuần tới khi hấp thụ các chi tiết chính sách của chính quyền mới,” nhóm phân tích của Barclays, bao gồm Ajay Rajadhyaksha, viết trong một báo cáo gửi khách hàng. “Hàng trăm sắc lệnh hành pháp ngay trong ngày đầu tiên, trên nhiều lĩnh vực như chính sách biên giới, thuế quan, năng lượng, giảm quy định, có thể khiến nhà đầu tư lao vào giải mã chúng.”

Các sự kiện đáng chú ý

Trong khi đó, các ngân hàng hàng thương mại tại Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản, đúng như dự đoán của Bloomberg Intelligence.

Cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ bắt đầu vào thứ Hai. Trong số các tỷ phú tham dự Davos, Thụy Sĩ, có Larry Fink, Ray Dalio và Marc Benioff. Trump sẽ phát biểu trực tuyến ba ngày sau lễ nhậm chức.

Cuối tuần, tâm điểm sẽ chuyển sang quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vào thứ Sáu. Khoảng ba phần tư các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chủ chốt. Các hợp đồng hoán đổi lãi suất qua đêm cho thấy định giá khả năng tăng lãi suất lên tới 99%. Theo Bloomberg, các quan chức BoJ cũng cho rằng khả năng tăng lãi suất cao, miễn là Trump không gây ra những cú sốc tiêu cực ngay lập tức.

Một token kỹ thuật số mới do Trump ra mắt đã làm xáo động thị trường crypto, thu hút hàng tỷ USD khối lượng giao dịch nhưng cũng gây lo ngại về xung đột lợi ích. Trong khi đó, thị trường crypto rộng hơn gặp khó khăn, với Bitcoin giảm 3.5% vào thứ Hai.

Chỉ số Bloomberg đo lường đồng USD đã tăng hơn 5% trong 10 tuần kể từ Ngày bầu cử, nhưng chuỗi tăng sáu tuần đã bị gián đoạn vào thứ Sáu. Mức tăng này tương đương với đà phục hồi sau chiến thắng của Trump năm 2016. Động lực chính là sự suy yếu của các đồng tiền toàn cầu dễ bị tổn thương trước chính sách kinh tế của Trump, bao gồm euro và CAD.

Đồng CNY của Trung Quốc cũng mất hơn 3% so với USD kể từ ngày 5/11, do rủi ro thuế quan và khoảng cách lãi suất ngày càng lớn giữa trái phiếu chính phủ Mỹ và Trung Quốc. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã sử dụng nhiều công cụ để hỗ trợ đồng CNY, giúp kỳ vọng phá giá giảm dần từ mức cao nhất hồi đầu tháng 12.

Hàng hóa: Giá dầu giữ ổn định trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump, khi thị trường chuẩn bị đối mặt với giai đoạn bất ổn và biến động vào đầu nhiệm kỳ thứ hai của ông tại Nhà Trắng.

Các sự kiện quan trọng trong tuần:

Thứ Hai:

  • Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos.
  • Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 47 của Mỹ

Thứ Ba:

  • Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tại Anh
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Canada

Thứ Tư:

  • CPI của New Zealand
  • CPI và quyết định lãi suất của Malaysia
  • Doanh số bán lẻ và CPI của Nam Phi
  • Chủ tịch ECB Christine Lagarde cùng các quan chức khác phát biểu tại Davos

Thứ Năm:

  • GDP của Hàn Quốc
  • Niềm tin tiêu dùng của Eurozone
  • Quyết định lãi suất của Thổ Nhĩ Kỳ
  • Quyết định lãi suất của Na Uy
  • Doanh số bán lẻ của Canada
  • Trump tham gia “đối thoại” trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Thứ Sáu:

  • CPI và quyết định lãi suất của Nhật Bản
  • Chỉ số PMI của Ấn Độ, Eurozone và Anh
  • Chủ tịch ECB Christine Lagarde và CEO BlackRock Larry Fink phát biểu tại Davos

Biến động chính trên thị trường:

Chứng khoán:

  • Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.1%
  • Hợp đồng tương lai Nikkei 225 (OSE) tăng 1.3%
  • Chỉ số Topix của Nhật Bản tăng 1.3%
  • Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 0.3%
  • Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1.1%
  • Chỉ số Shanghai Composite tăng 0.4%
  • Hợp đồng tương lai Euro Stoxx 50 không thay đổi

Tiền tệ:

  • Chỉ số Bloomberg Dollar Spot gần như không đổi
  • Đồng yên Nhật tăng 0.2% lên 156.03 JPY/USD
  • Đồng CNY gần như không đổi ở mức 7.3358 CNY/USD

Tiền mã hóa:

  • Bitcoin giảm 3.3% xuống 1,00120.07 USD
  • Ether giảm 1.3% xuống 3,187.73 USD

Trái phiếu:

  • Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm gần như không đổi ở mức 4.63%
  • Lợi suất trái phiếu chính phủ Úc kỳ hạn 10 năm tăng 1 bps lên 4.51%

Hàng hóa:

  • Dầu thô WTI tăng 0.2% lên 78 USD/thùng
  • Vàng giao ngay giảm 0.4% xuống 2,693.34 USD/ounce

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ