Chủ tịch ECB Christine Lagarde: Cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc

Chủ tịch ECB Christine Lagarde: Cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

08:07 10/06/2024

Chủ tịch Christine Lagarde cho biết cuộc chiến chống lạm phát của ECB vẫn chưa kết thúc và các quan chức cần phải thận trọng mặc dù họ đã cắt giảm lãi suất trong tuần này.

“Chúng tôi nhận thấy đang có sự tiến triển trên nhiều mặt,” bà nói trong một bài bình luận được đăng trên nhiều tờ báo châu Âu, bao gồm cả tờ Der Standard của Áo. “Nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước cho đến khi lạm phát ổn định.”

Bà nhấn mạnh rằng cần thắt chặt lãi suất trong một khoảng thời gian cần thiết để đảm bảo sự ổn định giá cả lâu dài. “Nói cách khác, chúng ta vẫn cần phải thận trọng, ngay cả khi tình hình đang không còn căng thẳng như trước,” bà nói.

Phát ngôn của bà được đưa ra một ngày sau khi ECB đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất 25 bps sau khi duy trì ở mức cao kỷ lục 4% trong khoảng 9 tháng. Tuy vậy, điều này dấy lên câu hỏi cho các nhà đầu tư rằng liệu chính sách sẽ thay đổi như nào tiếp theo.

Trong khi triển vọng giá tiêu dùng được cho là đã “cải thiện rõ rệt”, ECB lại nâng dự báo lạm phát năm 2025 lên 2.2% từ 2.0% – khiến thị trường đặt ra nhiều câu hỏi về tính phù hợp của động thái này. Ông Robert Holzmann, thống đốc ngân hàng trung ương Áo, phản đối điều này, cho rằng “quyết định của ECB nên dựa trên dữ liệu hiện có để đưa ra phán đoán phù hợp”.

Lạm phát ở nhóm G20 tăng nhanh hơn dự kiến lên 2.6% trong tháng 5. Điều đáng lo ngại hơn nữa đối với các quan chức là giá cả dịch vụ tăng vọt và sự gia tăng bất ngờ của một loạt các áp lực khác.

Trước đó vào thứ Sáu, các quan chức đã đưa ra những đánh giá thận trọng về kịch bản nới lỏng chính sách hơn nữa, tìm kiếm thêm dữ liệu về sự cải thiện trong tình hình lạm phát để quyết định các động thái tiếp theo. Ông Gabriel Makhlouf, thống đốc ngân hàng trung ương Ireland, cho biết các nhà hoạch định chính sách không biết “các chính sách sẽ tiếp tục tiến triển nhanh đến mức nào, hoặc thậm chí là có tiến triển hay không”.

Thước đo mức lương khu vực eurozone ưa thích của ECB - cũng được công bố hôm thứ Sáu - đã tăng tốc vào đầu năm 2024, một dấu hiệu khác cho thấy áp lực giá cả trong khu vực eurozone đang tiếp tục duy trì ở mức cao.

Trong bài báo, bà Lagarde nhấn mạnh rằng lạm phát đang trên đà đạt tới mức mục tiêu 2% vào cuối năm 2025 nhờ vào “sự đóng góp mạnh mẽ” của chính sách tiền tệ của ECB. Bà nói: “Vì vậy, bằng cách cắt giảm lãi suất, chúng tôi quyết định giảm bớt sự thắt chặt của chính sách tiền tệ”.

Tuy nhiên, bà cho biết rằng việc lạm phát đạt mức mục tiêu 2% “sẽ không phải là một chặng đường hoàn toàn suôn sẻ, đòi hỏi sự thận trọng và kiên trì để đưa lạm phát ổn định trở lại”

Bà nói, các quyết định chính sách trong tương lai sẽ xoay quanh ba yếu tố - “liệu ​​chúng ta có tiếp tục thấy lạm phát quay trở lại mức mục tiêu một cách kịp thời hay không, liệu chúng ta có thấy áp lực giá chung trong nền kinh tế giảm bớt hay không và liệu chúng ta có còn thấy chính sách tiền tệ của mình có hiệu quả trong việc giảm lạm phát.” Bà cho biết: “Những yếu tố này sẽ quyết định khi nào chúng ta có thể bớt lo ngại về nền kinh tế hiện nay.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng

Sự bất ổn trong chính sách thuế quan Mỹ và những biến động thị trường phản ánh sự thay đổi trong niềm tin vào nền kinh tế Mỹ và hệ thống toàn cầu. Các quốc gia cần tìm cách đối phó với những thay đổi cấu trúc sâu rộng và khôi phục sự ổn định trong bối cảnh ngày càng nhiều bất định.
Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt

Goldman Sachs hạ dự báo tỷ giá USD/CNH xuống mức 7 trong 12 tháng, phản ánh kỳ vọng đồng nhân dân tệ sẽ mạnh lên nhờ tiến triển trong đàm phán Mỹ - Trung và xuất khẩu ổn định. BNP Paribas cũng cho rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ có dư địa phục hồi nếu USD tiếp tục suy yếu và tăng trưởng nội địa vượt kỳ vọng.
Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới

Châu Âu đang đứng giữa ba lựa chọn chiến lược: độc lập quân sự và kinh tế, bảo vệ toàn cầu hóa, hay tiếp tục phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khối này đang thiếu khả năng phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, và nếu không chủ động, Châu Âu có thể bị gạt ra ngoài lề.
Rào cản thương mại nội địa cản trở tăng trưởng không kém gì thuế quan
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Rào cản thương mại nội địa cản trở tăng trưởng không kém gì thuế quan

Đây là thời điểm đặc biệt bận rộn đối với các nhà đàm phán thương mại toàn cầu. Nhiều quốc gia đang tích cực thương lượng với Nhà Trắng nhằm thuyết phục Tổng thống Trump điều chỉnh các kế hoạch áp dụng thuế đối ứng. Đồng thời, các nước cũng đẩy nhanh việc ký kết thỏa thuận với bên thứ ba để giảm thiểu tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ.
Mỹ tuyên bố ‘tiến bộ đáng kể’ sau đàm phán thương mại với Trung Quốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Mỹ tuyên bố ‘tiến bộ đáng kể’ sau đàm phán thương mại với Trung Quốc

Sau hai ngày đàm phán tại Geneva, Mỹ và Trung Quốc cho biết đã đạt được tiến triển ban đầu và một số đồng thuận quan trọng. Dù chưa có thỏa thuận cụ thể, cả hai bên nhất trí tiếp tục đối thoại nhằm hạ nhiệt căng thẳng thương mại. Thị trường tài chính phản ứng tích cực trước khả năng đối đầu kinh tế được xoa dịu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ