Chính trường Mỹ và cái nhìn lệch lạc về "Người khổng lồ phương Đông"

Chính trường Mỹ và cái nhìn lệch lạc về "Người khổng lồ phương Đông"

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

08:12 25/07/2024

Thượng nghị sĩ JD Vance - Người đồng hành tranh cử mới của Donald Trump đã không ngần ngại tuyên bố: "Tôi không thích Trung Quốc", đồng thời kêu gọi quân đội Mỹ cắt giảm các cam kết khác để tập trung vào châu Á.

Bản thân Trump đã đe dọa áp thuế 60% lên hàng hóa Trung Quốc, điều này có thể làm giảm tới 2.5 điểm phần trăm GDP của Trung Quốc, theo ước tính của UBS. Các quan chức có lập trường hawkish chắn sẽ chiếm số đông trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump nếu ông tái đắc cử.

Đúng là Trung Quốc là đối thủ và thách thức đối với Mỹ. Nhưng không phải theo cách mà phe của ông Donald Trump đang hình dung.

Các quan chức có lập trường hawkish của Đảng Cộng hòa bắt đầu khẳng định rằng mục tiêu cuối cùng của Washington không nên là cùng tồn tại, mà là đánh bại Trung Quốc. Họ xem Đảng Cộng sản Trung Quốc như một kẻ thù không thể hòa giải, trước tiên cần được kiềm chế và sau đó dần dần làm suy yếu, giống như cách Mỹ đã làm với Liên Xô.

Theo một cựu quan chức an ninh quốc gia dưới thời Trump, bằng chứng quyết định là Bắc Kinh cũng đang tìm cách giành chiến thắng. Mỹ sẽ là ngây thơ nếu không làm điều tương tự.

Nhìn bề ngoài, văn kiện chính sách được thông qua tại Hội nghị Trung ương 3 gần đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như ủng hộ quan điểm này. Bất chấp những vấn đề kinh tế nghiêm trọng, các quan chức vẫn tập trung cao độ vào việc đạt được năng lực sản xuất tiên tiến và tăng cường tự lực về kinh tế và công nghệ. Đáng chú ý là từ "an toàn" trong tiếng Trung (anquan) xuất hiện 41 lần trong văn bản.

Trước khi cuộc đối đầu Mỹ - Trung bắt đầu, mối quan tâm chính của chế độ Trung Quốc là duy trì tính chính danh dựa trên hiệu quả, nghĩa là đảm bảo thu nhập ngày càng tăng cho người dân để đổi lấy sự tuân phục chính trị. Họ sẵn sàng chấp nhận các rủi ro an ninh từ sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế để tạo ra sự thịnh vượng ngày càng tăng.

Việc chuyển sang ưu tiên an ninh hơn tăng trưởng là dấu hiệu cho thấy đảng cầm quyền Trung Quốc hiện xem mối đe dọa lớn nhất là từ bên ngoài chứ không phải từ bên trong. Trung Quốc lo sợ một đối thủ dường như có ý định ngăn chặn hoàn toàn sự trỗi dậy của họ.

Điều mà phe Donald Trump dường như chưa cân nhắc được là đây có thể là một chiến lược phòng thủ hơn là tấn công.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các trợ thủ của ông chắc chắn hiểu rằng cán cân lực lượng hiện tại đặt Trung Quốc vào thế bất lợi nghiêm trọng so với Mỹ và các đồng minh. Ít nhất là trong ngắn hạn và trung hạn, Trung Quốc khó có thể chiến thắng trong một cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Mỹ, hoặc thậm chí trong một cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài.

Về mặt chính trị, Bắc Kinh không có cách nào ảnh hưởng đến việc Mỹ trở nên mạnh hơn hay yếu hơn trong vài năm tới. Ngay cả sự phân cực và rối loạn ngày càng tăng ở Washington cũng khó có thể làm chậm nỗ lực của Mỹ trong việc ngăn chặn bị Trung Quốc thay thế.

Khi chiến thắng nằm ngoài tầm với, một lựa chọn khác là đầu hàng. Đây là một kết cục không thể tưởng tượng được đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, người vẫn ấp ủ tham vọng đưa Trung Quốc trở thành đối thủ ngang hàng với Mỹ và không có ý định trở thành lãnh đạo cuối cùng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo mặc định, chỉ còn lại một lựa chọn, là một cuộc chiến bế tắc kéo dài. Nói cách khác, hy vọng tốt nhất của Trung Quốc để cuối cùng chiến thắng Mỹ là áp dụng chiến lược của phe nổi dậy: tồn tại và trụ vững lâu hơn kẻ thù mạnh hơn, chiến thắng bằng cách không thua cuộc.

May mắn thay, điều này phù hợp với thế mạnh của Trung Quốc. Trong khi Mỹ có thể có lợi thế vượt trội về quyền lực cứng, Mỹ cũng có những cam kết toàn cầu rộng lớn, đối mặt với các đối thủ nhà nước và phi nhà nước trên mọi châu lục, và đã thể hiện xu hướng vượt quá giới hạn ở Iraq và các nơi khác. Ngược lại, Trung Quốc đã khéo léo hạn chế các nghĩa vụ toàn cầu của mình và thể hiện khả năng duy trì kỷ luật chiến lược đáng kinh ngạc.

Viễn cảnh làm suy yếu gã khổng lồ Mỹ bằng hàng nghìn vết cắt nhỏ hẳn phải vừa hấp dẫn vừa khả thi đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Xét đến nguồn lực vật chất khổng lồ và uy tín mà Mỹ đã đổ vào các cuộc chiến ở Ukraine và Gaza, có lẽ họ không nhầm khi nghĩ vậy.

Hơn nữa, Trung Quốc có lợi thế trong việc thu hút sự ủng hộ từ phần còn lại của thế giới. Sự bất bình về cách hành xử hai mặt của Mỹ và thái độ coi thường trong lịch sử đã tạo ra những cơ hội mới cho Bắc Kinh ở các nước đang phát triển, cả về mặt ngoại giao lẫn kinh tế. Giống như dân chúng là trọng tâm trong các cuộc nổi dậy, việc chiếm được cảm tình của dư luận toàn cầu có thể tăng cường đáng kể thế mạnh của Trung Quốc trước sức ép từ phương Tây.

Các quan chức có lập trường hawkish Đảng Cộng hòa nhìn nhận cuộc đối đầu Mỹ - Trung qua lăng kính của một cuộc cạnh tranh cường quốc truyền thống có thể được giành chiến thắng thông qua một loạt các đối đầu quyết định. Trên thực tế, cần có một chiến lược kiên nhẫn hơn. Các thành phần chính của cuộc chiến phải bao gồm việc thực hiện kỷ luật chiến lược, xây dựng sự ủng hộ ở các nước đang phát triển, đóng vai trò tích cực hơn trong việc giải quyết biến đổi khí hậu, đói nghèo và di cư, cũng như dẫn đầu bằng cách làm gương.

Những chiến thắng quyết định trong cuộc đấu tranh này sẽ khó nắm bắt như đã từng xảy ra ở Việt Nam và Afghanistan. Thậm chí, những chiến thắng đó sẽ là không thể nếu Mỹ không nhận ra được bản chất của cuộc chiến mà họ đang tham gia - và bản chất của cuộc chiến mà họ không nên tham gia.

*Bài viết trên là quan điểm cá nhân của tác giả Minxin Pei từ tờ báo Bloomberg.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ