Chính trị hỗn loạn của Pháp đang gây ra nhiều rủi ro hơn đối với các nhà đầu tư

Chính trị hỗn loạn của Pháp đang gây ra nhiều rủi ro hơn đối với các nhà đầu tư

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:45 09/07/2024

Vào tháng 5, công ty xếp S&P Global đã hạ bậc trái phiếu chính phủ Pháp và khuyên các chính trị gia của quốc gia này hãy hành động để giải quyết vấn đề này.

S&P Global cho biết: "Rủi ro chính trị làm tăng thêm sự nghi ngờ về khả năng tăng trưởng kinh tế và giải quyết tình trạng mất cân bằng ngân sách của chính phủ". Công ty này đã quyết định hạ xếp hạng tín nhiệm của Pháp 1 bậc xuống AA-.

Vào ngày 31/5, kết quả của cuộc bầu cử Pháp dẫn đến tình trạng Quốc hội treo. Phe cực hữu đã làm tốt, nhưng không đủ để chống lại sự tăng cường của các đảng khác. Điều này gây ra sự bất ổn và không chắc chắn trong chính trị, và từ góc nhìn của nhà đầu tư, không có sự thay đổi nhiều về chính sách và hướng đi, điều này có thể làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư về tình hình kinh tế và chính trị tại Pháp.

Trong một cuộc họp báo vào thứ Hai, Benjamin Melman, giám đốc đầu tư toàn cầu tại Edmond de Rothschild Asset Management ở Paris cho biết mặc dù kết quả bầu cử đã tạo ra sự bất ổn và tranh cãi trong chính trị, nhưng điều này không dẫn đến những biến động quá lớn trên thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại về việc không có giải pháp dài hạn hoặc trung hạn cho các vấn đề kinh tế và chính trị sẽ gây ra sự không chắc chắn cho các nhà đầu tư và thị trường.

Về mặt chính trị, mọi thứ đã thay đổi ở Pháp. Tuy nhiên kinh tế lại ít thay đổi. Đó là lý do tại sao cho đến nay, EUR, cổ phiếu Pháp và trong trái phiếu Pháp không biến động nhiều.

Trên thực tế, tình trạng trì trệ hiện tại mặc dù có thể gây bất lợi cho nền dân chủ, nhưng các nhà đầu tư muốn điều này tiếp tục xảy ra. Họ đã lo lắng về khả năng có một chính phủ cực hữu, khiến Pháp rơi vào tình trạng tương tự nước Ý, dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường trái phiếu.

Nhưng họ cũng lo lắng về viễn cảnh phe cực tả giành chiến thắng. Mark Haefele, Giám đốc Đầu tư chính của UBS Global Wealth Management, cho rằng nếu NFP thành công và thành lập chính phủ, họ có thể hủy bỏ các cải cách gần đây về hưu trí và thất nghiệp, tăng lương tối thiểu, và không thực hiện hợp nhất tài chính. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng thâm hụt ngân sách, tác động tiêu cực đến thị trường và doanh nghiệp Pháp. Đó là lý do tại sao đối với nhiều người, quốc hội treo là lựa chọn tốt nhất thời điểm hiện tại.

Tất cả những diễn biến này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến Pháp mà còn đến toàn bộ châu Âu trong một thời gian tới. Frederic Leroux, thành viên của ủy ban đầu tư chiến lược tại công ty đầu tư Carmignac của Pháp, cho biết: “Có khả năng các nhà đầu tư sẽ không còn đầu tư vào trái phiếu Pháp nhiều như trước nữa”.

Ngoài ra, còn một lý do khác khiến các nhà đầu tư bên ngoài châu Âu chỉ muốn tránh xa thị trường này. Nicolas Faller, đồng giám đốc điều hành quản lý tài sản tại công ty quản lý tài sản Thụy Sĩ UBP, cho biết, mỗi năm lại có một lý do khác nhau, khiến các nhà đầu tư không đầu tư vào châu Âu, do sự phức tạp của tình hình chính trị và kinh tế. Ông cho rằng so với thị trường Mỹ, châu Âu thường gặp phải những vấn đề hỗn loạn và không chắc chắn, điều này khiến các nhà đầu tư châu Á hay những nơi khác có thể không muốn bỏ công sức vào việc nghiên cứu về thị trường châu Âu.

Kết quả bầu cử ở Pháp ​​đã có kết quả bất ngờ, khi đảng cực hữu đã không còn chiếm ưu thế nhiều như các cuộc thăm dò ý kiến. Điều này chỉ ra rằng không nên quá phụ thuộc vào các dự đoán từ các cuộc thăm dò ý kiến, đặc biệt là trước các cuộc bầu cử lớn như bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới. Tuy vậy, các nhà phân tích của Rabobank cho biết bản chất của tình hình không thay đổi nhiều, và vẫn sẽ có một giai đoạn đóng băng chính sách tại Pháp.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ