Cập nhật thị trường phiên Á 27.02: Chứng khoán châu Á thận trọng trước loạt dữ liệu kinh tế mới

Cập nhật thị trường phiên Á 27.02: Chứng khoán châu Á thận trọng trước loạt dữ liệu kinh tế mới

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:22 27/02/2024

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều đầu phiên khi thị trường chờ đợi các dữ liệu kinh tế sắp được công bố vào cuối tuần này để đánh giá về triển vọng lãi suất toàn cầu. Đồng yên tăng giá sau dữ liệu lạm phát của Nhật Bản mạnh hơn dự báo.

Chứng khoán Nhật Bản tăng điểm, trong khi chứng khoán Hàn Quốc, Úc và Trung Quốc đều giảm. HĐTL chứng khoán Mỹ ổn định sau khi S&P 500 đảo chiều giảm lần đầu tiên sau 4 phiên vào ngày 26/02.

Cổ phiếu các công ty khai thác mỏ toàn cầu của Australia BHP Group, Fortescue và Rio Tinto chìm trong sắc đỏ, gây áp lực lên lĩnh vực vật liệu xây dựng trong S&P/ASX 200. Sự sụt giảm này cũng phản ánh áp lực lên giá quặng sắt, do đó có thể ảnh hưởng đến triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới - do giá cả tăng cao.

Ann Miletti, Giám đốc đầu tư tại quỹ Allspring Global Investments, cho biết: “Nhiều nhà đầu tư đã rút lui và từ bỏ hoàn toàn lĩnh vực này, khiến ngay cả những công ty chất lượng cao cũng lao dốc xuống mức thấp nhất mọi thời đại”.

Đồng Yên tăng khi dữ liệu CPI vượt ước tính, điều này là động lực cho việc chấm dứt chính sách lãi suất âm của BoJ. Mặc dù đồng Yên mạnh hơn nhưng tỷ giá USD/JPY vẫn giao động quanh mức 150, mức đã duy trì trong hai tuần qua.

Đồng USD giảm nhẹ so với hầu hết các đồng tiền trong Nhóm G10. Tại Trung Quốc, một số tổ chức tài chính đã giảm giao dịch swaps USD, cho thấy nhu cầu nhà đầu tư nước ngoài đối với trái phiếu của Trung Quốc có thể đã chậm lại. Theo nguồn đáng tin cậy, ít nhất ba tổ chức nước ngoài đã giảm giao dịch swaps trong tuần qua.

Thị trường chứng khoán Mỹ vào 26/02 cũng đã giảm điểm, đáng chú ý là cổ phiếu Alphabet sụt giảm do lo ngại về những sai lầm của Google trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể ảnh hưởng đến mảng tìm kiếm. Ngược lại, cổ phiếu Zoom Video Communications tăng mạnh nhờ dự báo kết quả kinh doanh tích cực và kế hoạch mua cổ phiếu quỹ.

Lợi suất TPCP Mỹ tăng sau phiên đấu thầu TPCP kỳ hạn 2 năm và 5 năm vào ngày 26/02. Trong khi đó, các công ty có cổ phiếu thuộc nhóm blue-chip ở Mỹ đã bán 172 tỷ USD trái phiếu trong tháng 2 nhằm nắm bắt cơ hội của việc lãi suất giảm.

Kế hoạch mua lại United States Steel với giá 14.1 tỷ USD của Nippon Steel vẫn đang được theo dõi chặt chẽ. Mặc dù United Steelworkers tuyên bố phản đối thương vụ này, hai bên vẫn ký thỏa thuận bảo mật thông tin để các cuộc đàm phán có thể tiếp tục.

Giá dầu WTI ổn định sau khi tăng 1.4% vào ngày 26/02. Vàng cũng ổn định quanh mức 2,032 USD/ounce.

Bitcoin giảm nhẹ sau khi tăng lên mức cao nhất trong hơn hai năm vào phiên trước đó. Sự lạc quan gia tăng rằng nhu cầu ổn định của nhà đầu tư thông qua các quỹ ETF có thể đẩy giá của đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới này trở lại mức kỷ lục.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ