Cập nhật thị trường phiên Á 26.06: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau phát biểu của các quan chức Fed

Cập nhật thị trường phiên Á 26.06: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau phát biểu của các quan chức Fed

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

07:58 26/06/2024

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi các quan chức Fed nhấn mạnh cần có thêm bằng chứng cho thấy lạm phát hạ nhiệt trước khi cắt giảm lãi suất.

Chứng khoán Úc sụt giảm, trong khi chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc tăng nhẹ. Hợp đồng tương lai chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ và chỉ số theo dõi cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ bốc hơi 1.3%. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ ổn định trong phiên Á sau khi cổ phiếu Nvidia dẫn đầu đà phục hồi trong nhóm “Magnificent Seven” vào thứ Ba. TPCP Mỹ ít thay đổi sau sự thành công của phiên đấu thầu 69 tỷ USD TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm, khởi động cho ba phiên đấu thầu trong tuần này.

Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ sụt giảm do lo ngại về triển vọng kinh tế, thị trường lao động và lợi nhuận doanh nghiệp. Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Michelle Bowman cũng bày tỏ lo ngại về triển vọng lạm phát. Quan chức Fed Lisa Cook cũng cho biết động thái cắt giảm lãi suất sẽ được thực hiện “vào một thời điểm nào đó”, đồng thời kỳ vọng lạm phát sẽ cải thiện dần dần trong năm nay. Đồng USD tăng cao hơn vào thứ Tư.

USD/JPY vẫn tiệm cận mốc 160.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ

Tại Nhật Bản, ngân hàng trung ương dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất vào tháng 7, cùng với việc công bố lộ trình chính sách hướng tới động thái thắt chặt định lượng, theo 1/3 chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát.

Ayako Fujita, chuyên gia kinh tế tại JPMorgan, đã viết: “Việc công bố kế hoạch chi tiết về hoạt động cắt giảm lượng mua trái phiếu chính phủ có lẽ sẽ không phải là trở ngại cho động tháo tăng lãi suất vào tháng 7. Rủi ro của việc trì hoãn thắt chặt chính sách tiền tệ đang tăng lên, với nguy cơ lạm phát tăng cao.”

Trong khi đó, triển vọng xuất khẩu của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ được cải thiện, thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, bất chấp chi tiêu tiêu dùng chậm lại, theo một cuộc khảo sát. USD/CNY đang giao dịch gần mức đỉnh kể từ tháng 11.

Tại phiên Mỹ, Nvidia đã tăng khoảng 7% sau khi lao dốc trong phiên trước đó. Vào cuối phiên, FedEx đã tăng khoảng 15% nhờ dự báo thị trường bullish. Mặt khác, Rivian Automotive đã tăng vọt khi Volkswagen AG dự kiến đầu tư 5 tỷ USD để thành lập công ty liên doanh với nhà sản xuất xe điện.

Theo Societe Generale SA, nhà đầu tư có thể tiếp tục tham gia vào thị trường chứng khoán Mỹ bất cứ khi nào có dấu hiệu điều chỉnh do Fed tiến gần hơn đến việc giảm lãi suất, đồng thời Societe Generale SA dự đoán chu kỳ nới lỏng chính sách sẽ bắt đầu vào đầu năm sau.

Theo UBS, đợt bán tháo gần đây của Nvidia không phản ánh triển vọng xấu đi đối với lĩnh vực công nghệ hay thị trường nói chung, vì các tín hiệu về lực cầu khác đều tích cực.

Solita Marcelli, giám đốc đầu tư tại UBS Global Wealth Management, viết: “Không nên nhầm lẫn sự điều chỉnh của Nvidia như một tín hiệu cảnh báo về triển vọng đầu tư cho AI hoặc triển vọng chung của thị trường chứng khoán” .

Diễn biến cổ phiếu Nvidia và đường MA 50 ngày

Mặt khác, giá dầu tiếp tục giảm sau báo cáo ngành cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng nhẹ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu chính sách thuế quan của Mỹ có châm ngòi cho làn sóng tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu chính sách thuế quan của Mỹ có châm ngòi cho làn sóng tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu?

Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu trải qua những cơn biến động dữ dội chưa từng thấy, điều đang âm thầm diễn ra lại là sự rạn nứt trong chính câu chuyện kinh tế chủ đạo mà giới đầu tư và hoạch định chính sách toàn cầu đã dựa vào suốt nhiều năm qua.
Thuế quan, trái phiếu và cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan, trái phiếu và cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ

Trong bức tranh đầy biến động của kinh tế toàn cầu hiện nay, khi những đợt sóng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạm thời lắng xuống, thì một mối nguy hiểm khác – âm ỉ hơn nhưng có sức công phá không kém – đang dần nổi lên: khủng hoảng ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ.
Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức

Khởi đầu nhiệm kỳ của Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã không suôn sẻ như kỳ vọng. Sau nhiều năm nước Đức rơi vào trạng thái trì trệ chính trị với những bất đồng nội bộ kéo dài, đặc biệt là dưới thời cựu Thủ tướng Olaf Scholz, sự lên nắm quyền của Merz lẽ ra phải là một tín hiệu tái thiết cho nước Đức và thậm chí là cho cả châu Âu – nơi đang khao khát một kiểu lãnh đạo dứt khoát, mang tầm nhìn chiến lược trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.
Châu Âu đứng giữa 'ngã ba' quyền lực: Đã đến lúc chọn lối đi riêng?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Âu đứng giữa 'ngã ba' quyền lực: Đã đến lúc chọn lối đi riêng?

Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một trật tự thế giới hoàn toàn mới. Ngày 9/5 – Ngày châu Âu – vốn được xem là biểu tượng của hòa bình và đoàn kết, giờ đây lại trở nên tương phản với thế giới đang rối ren bên ngoài. Châu Âu đang ở trong một vị thế chiến lược đơn độc: Nga là kẻ thù, Trung Quốc là đối thủ – đồng thời cũng là đối tác, còn nước Mỹ của Donald Trump là một mối đe dọa hoặc gánh nặng tiềm tàng.
Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng

Sự bất ổn trong chính sách thuế quan Mỹ và những biến động thị trường phản ánh sự thay đổi trong niềm tin vào nền kinh tế Mỹ và hệ thống toàn cầu. Các quốc gia cần tìm cách đối phó với những thay đổi cấu trúc sâu rộng và khôi phục sự ổn định trong bối cảnh ngày càng nhiều bất định.
Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt

Goldman Sachs hạ dự báo tỷ giá USD/CNH xuống mức 7 trong 12 tháng, phản ánh kỳ vọng đồng nhân dân tệ sẽ mạnh lên nhờ tiến triển trong đàm phán Mỹ - Trung và xuất khẩu ổn định. BNP Paribas cũng cho rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ có dư địa phục hồi nếu USD tiếp tục suy yếu và tăng trưởng nội địa vượt kỳ vọng.
Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới

Châu Âu đang đứng giữa ba lựa chọn chiến lược: độc lập quân sự và kinh tế, bảo vệ toàn cầu hóa, hay tiếp tục phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khối này đang thiếu khả năng phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, và nếu không chủ động, Châu Âu có thể bị gạt ra ngoài lề.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ