Cập nhật thị trường phiên Á 19.04: Chứng khoán châu Á sụt giảm, TPCP Mỹ tăng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông

Cập nhật thị trường phiên Á 19.04: Chứng khoán châu Á sụt giảm, TPCP Mỹ tăng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:40 19/04/2024

HĐTL chứng khoán Mỹ sụt giảm đầu phiên Á khi tâm lý về rủi ro thay đổi, đè nặng lên thị trường chứng khoán khu vực. Dầu và các tài sản trú ẩn như USD và TPCP Mỹ tăng trong bối cảnh thị trường toàn cầu rung chuyển trước các báo cáo về xung đột mới ở Trung Đông.

Chứng khoán Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều giảm, HĐTL chứng khoán Hồng Kông cũng lao dốc. HĐTL chứng khoán Mỹ giảm sau khi S&P 500 trượt dốc ngày thứ 5 liên tiếp, dẫn đầu đà giảm là nhóm cổ phiếu công nghệ.

Những động thái này dường như có liên quan đến các thông tin truyền thông chưa được xác minh về các vụ nổ ở Iran, Syria và Iraq. Giá dầu tăng đột ngột vào đầu phiên Á với giá dầu Brent và WTI tăng hơn 2%.

Lợi suất TPCP sụt giảm, với lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm giảm còn 4.5%. Chỉ số DXY tăng bất chấp lợi suất giảm do các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn.

USD/JPY giảm nhẹ. Lạm phát tháng 3 của Nhật Bản đạt 2.7%, thấp hơn ước tính 2.8% của các nhà kinh tế. Theo Bloomberg, các chuyên gia kinh tế ngày càng kỳ vọng BoJ sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 10, đồng thời, họ cũng cho rằng động thái này diễn ra vào tháng 7 sẽ là một kịch bản rủi ro.

Chỉ số ACWI của MSCI

Cổ phiếu Taiwan Semiconductor Manufacturing niêm yết tại Hoa Kỳ đã giảm 4.9% sau khi công ty điều chỉnh giảm triển vọng tăng trưởng doanh thu của ngành bán dẫn, cho rằng lĩnh vực điện thoại thông minh và máy tính cá nhân phục hồi yếu hơn. Cổ phiếu Infosys cũng sụt giảm sau khi dự báo tăng trưởng doanh thu ảm đạm trong năm nay.

Chủ tịch Fed New York John Williams cho biết mặc dù ông “không” kỳ vọng về việc tăng lãi suất nhưng điều đó là có thể nếu dữ liệu kinh tế đảm bảo. Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cho rằng việc nới lỏng chính sách vào cuối năm 2024 là phù hợp. Fed “có khả năng” giữ lãi suất ổn định cả năm, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari chia sẻ với Fox News Channel.

Về dữ liệu kinh tế, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức thấp, phù hợp với thị trường việc làm mạnh mẽ. Chỉ số sản xuất Fed Philadelphia vượt ước tính. Trong khi đó, doanh số bán nhà hiện tại giảm, phù hợp với dự báo của các nhà kinh tế.

Theo Michael Landsberg, giám đốc đầu tư của Landsberg Bennett Private Wealth Management, mối lo ngại lớn nhất của thị trường hiện nay là lạm phát, vốn đang tăng trở lại và như "dội một gáo nước lạnh" vào kỳ vọng hạ lãi suất trong năm 2024.

Dự báo của các nhà kinh tế về thời điểm tiếp theo BoJ tăng lãi suất

Mặt khác, dầu ổn định, trong khi đó, vàng tăng trong bối cảnh rủi ro chính trị cũng như nhu cầu từ các ngân hàng trung ương và người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng tăng.

S&P Global Ratings đã hạ xếp hạng tín dụng của Israel lần đầu tiên từ AA- xuống A+ do rủi ro địa chính trị gia tăng trong khu vực.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Nhật Bản và nỗi ám ảnh bị so sánh ngang hàng với nền kinh tế mới nổi
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Nhật Bản và nỗi ám ảnh bị so sánh ngang hàng với nền kinh tế mới nổi

Tháng Tư là một tháng đầy thử thách đối với Nhật Bản. Đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm, sau đó chính phủ dường như có động thái can thiệp với gói hỗ trợ tiền tệ trị giá hơn 35 tỷ USD. Một tổ chức tư vấn nổi tiếng cảnh báo rằng hơn 1/3 số đô thị của đất nước có thể biến mất. Một ủy ban chính sách công nghiệp quan trọng đã cảnh báo về những mối đe dọa thường trực đối với sự thịnh vượng của quốc gia.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ