Cập nhật thị trường phiên Á 01/05: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi trọng tâm chuyển sang cuộc họp chính sách của Fed

Cập nhật thị trường phiên Á 01/05: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi trọng tâm chuyển sang cuộc họp chính sách của Fed

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:51 01/05/2024

Chứng khoán châu Á sụt giảm sau khi lo ngại về lãi suất cao hơn trong thời gian dài tại Mỹ đã thúc đẩy làn sóng bán tháo trên Phố Wall, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang vào sáng sớm mai.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản sụt giảm hôm thứ Tư sau khi ghi nhận đà lao dốc theo tháng lớn nhất kể từ tháng 12/2022. Chứng khoán Úc cũng chìm trong sắc đỏ, với nhiều thị trường trong khu vực đóng cửa nghỉ lễ. S&P 500 ghi nhận đà giảm mạnh nhất kể từ tháng 1 sau khi chỉ số chi phí nhân công của Mỹ tăng vọt, củng cố niềm tin rằng các quan chức sẽ giữ lãi suất không đổi ở mức đỉnh lịch sử trong hai thập kỷ và khó có thể hạ lãi suất sớm. HĐTL chứng khoán Mỹ cũng trượt dốc đầu phiên.

Hiệu suất của chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản

Đồng Yên ổn định sau khi tăng mạnh nhất trong hơn hai tuần vào thứ Ba. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm nhẹ sau khi đạt đỉnh kể từ tháng 11, trong khi đó, lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm của Úc tăng 6bps vào đầu phiên thứ Tư.

Trọng tâm thị trường đang chuyển sang cuộc họp chính sách của Fed vào sáng sớm ngày 02/05. Lần cuối cùng Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu, ông đã chỉ ra rằng khả năng kiểm soát lạm phát và duy trì sức mạnh trên thị trường lao động là chưa đủ. Các tín hiệu lạm phát mới nhất khó có thể khiến ông thay đổi quan điểm.

Niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm càng gây áp lực lên chứng khoán Mỹ, vốn vừa trải qua tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 9. Amazon đã báo cáo doanh số bán hàng mạnh mẽ cho lĩnh vực lưu trữ đám mây của mình trong bối cảnh nhu cầu trí tuệ nhân tạo ngày càng tăng. Advanced Micro Devices, nhà sản xuất bộ vi xử lý máy tính lớn thứ hai, đưa ra dự báo doanh thu khá thấp cho giai đoạn hiện tại.

Hiệu suất của chứng khoán Mỹ khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 thay đổi

Một cuộc khảo sát do 22V Research thực hiện cho thấy chỉ 16% nhà đầu tư phản ứng “chấp nhận rủi ro” đối với quyết định của Fed hôm thứ Tư, 44% cho biết “loại bỏ rủi ro” và 40% cho rằng “rủi ro không đáng kể”. Cuộc khảo sát cũng tiết lộ rằng hơn 65% nhà đầu tư vẫn kỳ vọng Fed hạ lãi suất vào năm 2024.

Theo các chiến lược gia của HSBC, lạm phát dai dẳng ở Mỹ trong năm nay không hẳn là tin xấu đối với đà tăng của chứng khoán vì lợi suất cao hơn phản ánh sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ .

Mặt khác, vàng tăng vào đầu phiên hôm nay sau khi kéo dài đà giảm từ mức đỉnh kỷ lục vào giữa tháng Tư. Dầu tiếp tục trượt dốc khi khả năng ngừng bắn ở Trung Đông làm dịu bớt căng thẳng địa chính trị.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhật Bản nỗ lực ngăn chặn sự suy yếu của đồng Yên
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Nhật Bản nỗ lực ngăn chặn sự suy yếu của đồng Yên

JPY ghi nhận sự suy giảm trong phiên giao dịch thứ tư liên tiếp vào thứ Ba, do sự chênh lệch lãi suất đáng kể giữa Nhật Bản và Mỹ, gây áp lực lên USDJPY. Thị trường đặt niềm tin vào kịch bản BoJ có thể tăng lãi suất sớm hơn dự kiến trước bối cảnh này.
Cập nhật thị trường phiên Á 21.05: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong bối cảnh giá hàng hoá tăng vọt
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 21.05: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong bối cảnh giá hàng hoá tăng vọt

Chứng khoán châu Á đã chững lại vào thứ Ba sau bảy phiên tăng và khi thước đo hàng hóa đạt mức đỉnh trong 15 tháng. Sự chú ý của giới đầu tư đã chuyển sang báo cáo kết quả kinh doanh của nhà sản xuất chip hàng đầu Nvidia vào cuối tuần.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ