Cập nhật thị trường 17.01: Chứng khoán châu Á trượt dốc trước kỳ vọng về việc Fed hạ lãi suất

Cập nhật thị trường 17.01: Chứng khoán châu Á trượt dốc trước kỳ vọng về việc Fed hạ lãi suất

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:00 17/01/2024

Chứng khoán Châu Á suy yếu khi các nhà đầu tư hạ kỳ vọng Fed giảm lãi suất trong năm nay.

Chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc mở cửa trong sắc đỏ, chứng khoán Hàn Quốc và Úc diễn biến tương tự. Chứng khoán Nhật Bản lại diễn biến ngược chiều, khi đồng Yên suy yếu đã thúc đẩy đà tăng chứng khoán nước này. HĐTL chứng khoán Mỹ gần như đi ngang.

Thị trường chứng khoán châu Á yếu hơn sau khi S&P 500 giảm 0.4% và TPCP Mỹ giảm ngày 16/01, với lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng khoảng 12bps.

Những động thái này diễn ra sau bình luận từ Thống đốc Fed Christopher Waller trong một bài phát biểu ngày 16/01, cho biết việc cắt giảm lãi suất có thể được thực hiện trong năm nay nếu lạm phát giảm xuống mức mục tiêu của Fed, tuy nhiên nhà đầu tư vẫn nên thận trọng. Ông cũng nhấn mạnh rằng Fed sẽ cần hành động một cách có phương pháp và cẩn thận.

Krishna Guha, Phó chủ tịch của Evercore ISI, cho rằng: “Những bình luận của Thống đốc Waller cho thấy rằng ông ấy không mong đợi việc cắt giảm vào tháng 3”. Guha cũng cho rằng các nhận xét này phù hợp với dự đoán về đợt cắt giảm đầu tiên vào tháng 5 hoặc tháng 6.

Dữ liệu Trung Quốc

Dữ liệu sắp tới từ Trung Quốc vào cuối ngày 17/01 sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nhà đầu tư. Các dữ liệu dự kiến được công bố ​​bao gồm GDP quý IV, doanh số bán lẻ và chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 12/2023.

Thủ tướng Li Qiang, tại hội nghị thượng đỉnh Davos ở Thụy Sĩ, cho rằng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vượt mục tiêu, khoảng 5.2% vào năm 2023. Ông Li cũng nhấn mạnh sự tăng trưởng diễn ra bất chấp việc thiếu “các biện pháp kích thích mạnh mẽ” vì Chính phủ “không đánh đổi sự tăng trưởng ngắn hạn để chịu rủi ro trong dài hạn".

Dầu giảm do đồng đô la Mỹ mạnh hơn và mối lo ngại về căng thẳng leo thang ở Trung Đông đã giảm bớt.

Trước đó, đồng Bạc xanh đã có đợt tăng giá lớn nhất trong 10 tháng trong bối cảnh kỳ vọng cắt giảm lãi suất sớm của Fed trong năm nay hạ nhiệt.

Sau báo cáo kết quả kinh doanh tại Mỹ, cổ phiếu Morgan Stanley trượt dốc khi báo cáo biên lợi nhuận thấp ở mức cảnh báo, trong khi cổ phiếu Goldman Sachs tăng do lợi nhuận cao hơn ước tính. Cổ phiếu Boeing trượt dốc sau khi bị nhà phân tích hạ cấp. Cổ phiếu Apple sụt giảm khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ từ chối xem xét đơn kháng cáo của hãng trong vụ kiện chống độc quyền với App Store.

Vàng ổn định sau khi giảm hơn 1% trong ngày 16/01, giao dịch quanh mức 2,028 USD/ounce. Bitcoin ổn định ở mức trên 43,000 USD.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ