Cảnh báo về bong bóng tài sản đang gây trở ngại cho reflation trade

Cảnh báo về bong bóng tài sản đang gây trở ngại cho reflation trade

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

17:34 02/03/2021

Tháng 3 đến như một con “sư tử oai hùng”, reflation trade đang mạnh mẽ cất vang tiếng gầm. Chắc chắn, cảnh báo về bong bóng tài sản của cơ quan quản lý Trung Quốc đã làm suy giảm tâm lý ưa chuộng rủi ro chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, đà tăng của lợi suất dường như đã chẳng còn tác động đến nhà đầu tư khi họ quay trở lại với kỳ vọng mở cửa nền kinh tế.

Các chỉ số chứng khoán chính vào thứ Hai đã chứng kiến ​​mức tăng mạnh nhất kể từ tin tức về vắc-xin Pfizer tháng 11. Các nhà hoạch định chính sách ở các bang nhỏ hơn đang gạt sang một bên nỗi sợ hãi về bong bóng tài sản trong khi tiếp tục thể hiện quan điểm thận trọng. Ngay cả bản đánh giá hàng quý mới nhất của BIS cũng bác bỏ bong bóng sản xuất mà Trung Quốc cảnh báo là “sớm hay muộn” cũng sẽ nổ. Các diễn giả của Fed đang bám sát kịch bản những thách thức trên thị trường lao động, cố giảm bớt sự tập trung vào những biến động của lãi suất gần đây và không có dấu hiệu kìm hãm lợi suất kỳ hạn dài.

RBA thì không hành động như vậy. Họ giữ vững định hướng chính sách và giữ nguyên lãi suất chính sách sớm nhất cho đến năm 2024. Ngân hàng trung ương này sẽ cần mua rất nhiều trái phiếu để kiểm soát lợi suất khi quá trình phục hồi diễn ra. ECB đã không tăng cường chương trình mua tài sản PEPP trước tình hình hỗn loạn của tuần trước, phần lớn là do các tác động của các khoản mua lại (redemption). Nhưng việc mua vào trái phiếu mạnh mẽ ngày hôm qua, dẫn đầu bởi trái phiếu ngoại vi (các nước nhỏ hơn trong EU) cho thấy niềm tin vào sự quay trở lại của ngân hàng trung ương. Họ “có thể và phải phản ứng,” như thành viên ECB Francois Villeroy de Galhau đã nói.

Sự khác nhau giữa lập trường phản ứng chủ động và phản ứng bị động sẽ tràn vào các loại tài sản. Ví dụ, khó có thể duy trì quan điểm bullish với EUR/USD. Tuy nhiên, nó đặt ra câu hỏi về giới hạn của các nhà hoạch định chính sách. Sự tăng vọt của lợi suất TPCP Anh trong tháng Hai đủ để vô hiệu hóa việc tăng thuế trị giá 80 tỷ GBP trong chương trình ngân sách của Vương quốc Anh vào ngày mai - những con số sẽ chỉ tăng khi lợi suất bình thường hóa trở lại. Giữ bình tĩnh và tiếp tục có thể là câu thần chú đối với một số người, nhưng một đà tăng tương tự sẽ khó để có thể phớt lờ, không giống như tuần trước.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC

Bitcoin giữ vững gần mức 97,000 USD ngay cả khi các nhà giao dịch tiếp tục "tiêu hóa" sự bất ổn kinh tế liên quan đến thuế quan vào thứ Sáu. Hầu hết 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá vào thứ Sáu và tâm lý nhà giao dịch crypto được cải thiện. Strategy, trước đây là MicroStrategy, nâng mục tiêu lợi nhuận Bitcoin lên 15 tỷ USD vào năm 2025, cho biết cổ phiếu MSTR là một "đường tắt Bitcoin".
Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ