Các quỹ phòng hộ đang cắt giảm vị thế long trên thị trường hàng hóa

Các quỹ phòng hộ đang cắt giảm vị thế long trên thị trường hàng hóa

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

09:34 01/06/2021

Dấu hiệu mới nhất cho thấy giá hàng hóa có thể đã đạt đến đỉnh điểm: Các quỹ đầu cơ đã rút tiền ra khỏi thị trường trong 3 tuần liên tiếp.

Các quỹ phòng hộ đang cắt giảm vị thế long trên thị trường hàng hóa
Các quỹ phòng hộ đang cắt giảm vị thế long trên thị trường hàng hóa

Các nhà đầu tư đang cắt giảm các vị thế bullish của họ vào mọi thứ, từ nông sản, đồng đến khí tự nhiên. Tỷ lệ nắm giữ của quỹ phòng hộ trong tuần này ở 20 trong số 23 hàng hóa được theo dõi bởi Chỉ số Hàng hóa Bloomberg đã giảm nhiều nhất kể từ tháng 11, theo dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ và ICE.

Thời tiết dịu hơn đang làm tăng triển vọng một mùa bội thu trên khắp Hoa Kỳ, đồng thời làm giảm nhu cầu về khí đốt tự nhiên. Thị trường dầu đang chuẩn bị cho nguồn cung lớn hơn. Và Trung Quốc, nước mua hàng hóa lớn nhất thế giới, đang chuyển sang kiềm chế giá nguyên liệu thô tăng cao. Tóm lại, đà tăng có vẻ không ngừng của thị trường hàng hóa mà một số người đã mô tả như một siêu chu kỳ đang bị đặt nghi vấn rất lớn với các yếu tố bearish xuất hiện trong bối cảnh thị trường lo về ngại lạm phát và nhu cầu.

Sự sụt giảm số vị thế của các quỹ phòng hộ đặc biệt cho thấy rằng bất kỳ mức tăng giá nào trong tương lai sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào cung cầu thực tế hơn là các giao dịch đầu cơ. Don Roose, chủ tịch công ty môi giới Hàng hóa Hoa Kỳ tại West Des Moines, Iowa, cho biết qua điện thoại hôm thứ Sáu: “Chúng ta đang trở lại với những yếu tố cơ bản bình thường hơn, chứ không phải những yếu tố cơ bản bị bóp méo".
 
Những đợt mưa lớn ở các vùng nông sản quan trọng của Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ làm tăng triển vọng năng suất đối với ngô và đậu tương. Các vụ thu hoạch lớn hơn sẽ giúp bổ sung kho dự trữ toàn cầu đã cạn kiệt.

Dữ liệu từ các cơ quan quản lý cho thấy, số vị thế ròng đặt cược bullish đối với ngô đã giảm trong tuần thứ 6 liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 trong khi đó bột đậu tương bị cắt giảm một nửa.

Trên thị trường năng lượng, các quỹ đầu cơ đã giảm 7% vị thế ròng với khí đốt tự nhiên xuống mức thấp nhất trong 6 tuần khi điều kiện thời tiết ôn hòa của Mỹ làm giảm nhu cầu. Số vị thế bullish với giá dầu đang ở mức thấp nhất trong khoảng 5 tháng khi thị trường chuẩn bị cho nguồn cung tiềm năng nhiều hơn đến từ các nước sản xuất lớn, bao gồm cả Iran.

Các khoản đặt cược vào đồng trên sàn Comex ở New York đang ở mức thấp nhất trong hơn 10 tháng khi Bắc Kinh thực hiện các động thái để kiềm chế giá nguyên liệu thô tăng cao, bao gồm cả chính sách “không khoan nhượng” đối với việc tích trữ kim loại này.

Những hàng hóa vẫn được yêu thích

Có một vài ngoại lệ trên thị trường hàng hóa. Các quỹ phòng hộ đang tỏ ra thèm muốn hơn đối với cà phê arabica, loại được Starbucks ưa chuộng và vị thế bullish ròng đang ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2016 khi hạn hán tiếp tục là mối lo ngại đối với các chủ hàng hàng đầu Brazil.
Các nhà đầu tư cũng đang bị thu hút trở lại với vàng như một biện pháp phòng ngừa lạm phát, tăng lượng đặt cược bullish lên mức cao nhất trong 20 tuần.

Michael Hirtzer and Yvonne Yue Li, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Sự chênh lệch giữa dự báo lãi suất của Fed và kỳ vọng cắt giảm sâu hơn từ thị trường một phần phản ánh khả năng Jerome Powell sẽ được thay thế bởi một người ôn hòa hơn nếu Trump trở lại Nhà Trắng. Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp vai trò của dữ liệu và sự đồng thuận trong nội bộ Fed, cũng như rủi ro làm suy yếu tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ