Các gã khổng lồ công nghệ đang dần vượt qua cú sốc DeepSeek

Các gã khổng lồ công nghệ đang dần vượt qua cú sốc DeepSeek

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

13:44 14/02/2025

DeepSeek gây chấn động ngành AI Mỹ, nhưng thị trường nhanh chóng phục hồi nhờ cam kết đầu tư mạnh vào hạ tầng AI. Nvidia, dù chịu tổn thất lớn, vẫn giữ lợi thế khi ngành chuyển từ đào tạo mô hình sang tối ưu hóa suy luận. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của AI nguồn mở và áp lực thương mại hóa đang định hình một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn.

Chỉ mới tháng trước, DeepSeek của Trung Quốc khiến ngành AI Mỹ rung chuyển và làm chao đảo Phố Wall. Nhưng giờ đây, nếu lắng nghe các giám đốc điều hành và nhà đầu tư AI, có vẻ như mọi chuyện đã qua. Nvidia, công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đã lấy lại hơn một nửa trong tổng số 630 tỷ USD vốn hóa sau khi bị thổi bay.

Sự phục hồi nhanh chóng này phần lớn nhờ vào cam kết của các tập đoàn công nghệ Mỹ rằng họ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho hạ tầng AI trong năm nay. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra câu hỏi: Liệu đây có phải một sự thay đổi thực sự về triển vọng ngành, hay chỉ là chiến lược truyền thông để trấn an thị trường?

Trước đây, lý do để đặt cược vào Nvidia xuất phát từ những dự đoán như của Dario Amodei, CEO Anthropic. Chỉ sáu tháng trước, ông từng khẳng định chi phí đào tạo một mô hình ngôn ngữ tiên tiến có thể sớm chạm mốc 100 tỷ USD. Giờ đây, dù vẫn dự báo nhu cầu chip AI sẽ bùng nổ, Amodei cho rằng nguyên nhân không còn nằm ở chi phí đào tạo, mà ở nhu cầu xử lý những tác vụ phức tạp hơn như lập luận và suy luận.

Điều này khiến các nhà đầu tư rơi vào trạng thái bối rối, khi viễn cảnh bùng nổ AI ngày càng trở nên khó đoán.

Bước đột phá của DeepSeek làm dấy lên lo ngại rằng ngay cả những mô hình ngôn ngữ tiên tiến nhất cũng có thể sớm trở thành hàng hóa phổ thông. Điều này lại xảy ra đúng vào lúc giới công nghệ đối mặt với một thách thức lớn: Đổ thêm tài nguyên tính toán không còn tạo ra những bước tiến vượt bậc như trước.

CEO OpenAI, Sam Altman, đã phản ứng bằng một động thái chiến lược. Trong một bài đăng trên X tuần này, ông tuyên bố OpenAI sẽ không còn tung ra các mô hình ngôn ngữ lớn dưới dạng sản phẩm riêng lẻ. Thay vào đó, chúng sẽ được tích hợp với các công nghệ khác, chẳng hạn như khả năng lập luận để tạo ra những hệ thống toàn diện hơn. Theo Altman, AI sẽ không còn chỉ là một công cụ rời rạc mà sẽ “tự vận hành” theo bất kỳ yêu cầu nào từ người dùng.

Ngành AI trước bước ngoặt: Thích ứng với cú sốc DeepSeek

Chiến lược dịch chuyển “lên tầng cao hơn” bằng cách xây dựng các công nghệ giá trị gia tăng dựa trên nền tảng sản phẩm cũ khi các công nghệ mới dần trở thành hàng hóa phổ biến, từ lâu đã là cách các công ty công nghệ bảo vệ giá cả và biên lợi nhuận. Khi chi phí linh kiện từng mang lại lợi nhuận cao giảm mạnh, điều đó không hẳn là bất lợi mà còn thúc đẩy tốc độ phổ cập công nghệ.

Việc tích hợp các công nghệ AI theo hướng này sẽ tái định hình toàn bộ ngành. Một tác động rõ rệt là khi các công ty như OpenAI phát triển những hệ thống AI toàn diện hơn, phân khúc thị trường thấp hơn sẽ mở ra cơ hội cho các đối thủ như DeepSeek.

Những công ty muốn tự phát triển ứng dụng AI sẽ tìm đến các mô hình ngôn ngữ lớn như Llama của Meta hay R1 của – những công nghệ phát hành dưới dạng nguồn mở với chi phí thấp hơn đáng kể. Điều này có thể mở đường cho nhiều công ty tham gia cuộc đua AI. Tuy nhiên, theo cựu CEO Google Eric Schmidt, xu hướng này cũng tiềm ẩn rủi ro địa chính trị, khi DeepSeek có thể vươn lên trở thành nền tảng AI quan trọng trên toàn cầu, tạo ra thách thức lớn đối với phương Tây.

Bên cạnh đó, các nhà cung cấp hạ tầng AI cũng phải nhanh chóng điều chỉnh chiến lược sản phẩm và kinh doanh. Dòng vốn đầu tư sẽ không còn đổ dồn vào các cụm siêu chip chuyên phục vụ đào tạo mô hình.

Nvidia – công ty hưởng lợi lớn nhất từ cơn sốt đào tạo AI – hiện vẫn sở hữu danh mục chip AI đa dạng nhất. Hãng đang nỗ lực tối ưu hóa sản phẩm để đáp ứng nhiều loại tác vụ khác nhau khi thị trường dịch chuyển. Nhưng khi AI vượt khỏi giai đoạn tập trung vào đào tạo mô hình, thị trường sẽ phân mảnh hơn và cạnh tranh giữa các nhà cung cấp công nghệ sẽ trở nên khốc liệt hơn.

Cuối cùng, sự bùng nổ AI trong tương lai sẽ không chỉ dựa vào các khoản đầu tư khổng lồ vào hạ tầng và mô hình, mà còn phụ thuộc vào mức độ ứng dụng thực tế. Phần lớn sức mạnh tính toán phục vụ AI suy luận là chi phí biến đổi, phát sinh theo nhu cầu sử dụng thay vì khoản đầu tư cố định như đào tạo mô hình. Vì thế, các công ty AI buộc phải chứng minh rằng họ có thể mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.

Tất cả những áp lực này vốn đã tồn tại trong một ngành luôn chịu sức ép thương mại hóa nhanh chóng. Nhưng cú sốc DeepSeek đã đẩy tốc độ thay đổi lên một tầm cao mới.

Financial Times

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!

Thị trường vàng tiếp tục chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp khi tháng 4 khép lại với cột mốc giá mới đối với kim loại quý này. Hợp đồng tương lai tháng 6 đóng cửa ở ngưỡng 3,300.80 USD/ounce, tương đương mức tăng 4.52% (142.70 USD) trong tháng vừa qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều ghi nhận mức tăng tối thiểu 0.9% trong phiên giao dịch thứ Năm, được thúc đẩy bởi đà tăng giá mạnh mẽ của Microsoft. và Meta Platforms sau khi công bố kết quả kinh doanh vượt trội. Microsoft báo cáo doanh thu vượt dự báo, trong khi Meta cũng vượt ước tính doanh thu của giới phân tích, cho thấy nhu cầu người dùng vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp thuế quan.
Suy giảm GDP: Không đáng lo ngại như vẻ bề ngoài!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Suy giảm GDP: Không đáng lo ngại như vẻ bề ngoài!

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã suy giảm với tốc độ 0.3% trong quý I, thấp hơn nhẹ so với dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Xét trên phương diện tổng thể, các chỉ số kinh tế cho thấy nền kinh tế không ở vị thế thuận lợi để Nhà Trắng tiếp tục theo đuổi cuộc chiến thương mại toàn cầu mang tính tự hại, vốn sẽ gây tổn thương cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn cơ hội để điều chỉnh tình hình, và điều này không đồng nghĩa với việc một cuộc suy thoái là không thể tránh khỏi.
Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?

Đây là thời điểm khó khăn để nắm giữ các loại tài sản truyền thống. Cổ phiếu biến động mạnh, lợi suất trái phiếu thì dao động thất thường, giá vàng đang gặp hiện tượng quá mua. Vậy hàng hoá (không phải vàng) có phải là nơi trú ẩn an toàn? Là một công cụ phòng ngừa rủi ro? Hay là kênh đa dạng hóa?
Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?

Trong sáu phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu và giá trái phiếu đều tăng. Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 9%, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 25 điểm cơ bản. Trên danh nghĩa, đây là tin tốt với một danh mục đầu tư đa dạng điển hình: cả hai phần tài sản đều sinh lời. Nhưng đồng thời điều này cũng có phần đáng ngại.
Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan

Stephen Miran, cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, gặp gỡ các nhà đầu tư lớn để trấn an về các chính sách thuế quan, nhưng gặp khó khăn trong việc thuyết phục họ. Các nhà đầu tư bày tỏ sự thất vọng, cho rằng các quan điểm của ông về thuế quan và thị trường thiếu logic và không đủ thuyết phục. Dù vậy, Miran vẫn kiên trì bảo vệ các chính sách của chính quyền, đặc biệt là tác động của thuế quan đối với đối tác thương mại của Mỹ.
Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách

Nhiều quỹ đầu cơ đang tăng cường đặt cược vào việc bán khống cổ phiếu Mỹ, bất chấp đà phục hồi gần đây của thị trường. Nguyên nhân là môi trường chính sách bất ổn và lo ngại tăng trưởng kinh tế suy yếu chưa được phản ánh đầy đủ vào giá. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào châu Âu, Nhật Bản và thị trường mới nổi đang thu hút sự quan tâm nhiều hơn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ