Còn quá sớm để vui mừng với những kết quả của chỉ số flash PMI về dịch vụ ở Đức và Pháp, dù các quả tốt hơn dự báo. Sự gia tăng của các chỉ số tâm lý thị trường phản ánh những dự kiến dỡ bỏ các lệnh đóng cửa vào đầu tháng 5. Chỉ báo cho thấy điểm cân bằng sẽ bền vững và ổn định hơn so với những điểm hung phấn ở mức cao.
Chỉ số PMI của Pháp về dịch vụ và sản xuất gây ngạc nhiên khi xuất hiện xu hướng tăng, bật lên sau những mức thấp kỷ lục. Các ngành dịch vụ phụ thuộc vào lượng khách hàng sử dụng đạt mức 29.4 so với mức kỳ vọng là 28.0
Sự tăng vọt của chỉ số PMI lĩnh vực dịch vụ ở Đức còn đáng khích lệ hơn, khi bật lên từ mức thấp kỷ lục 16.2 đến 31.4, cao hơn mức kỳ vọng 26.0, cho dù những tiềm ẩn về suy thoái vẫn nằm sâu trong lãnh thổ nước Đức.
Tuy nhiên mức 36.8 của chỉ số PMI về sản xuất tại Đức không tốt như kỳ vọng. Và những ý kiến đi kèm sau khi chỉ số này được công bố gây nên tâm trạng thất vọng cho các nhà đầu tư, dấy lên những quan ngại về triển vọng dài hạn của ngành này.
Chỉ số sản xuất của Đức phản ánh sự sụt giảm sản lượng đầu ra đã chậm hơn và những đơn đặt hàng mới trong tương lai có xu hướng tăng. Tuy nhiên những kỳ vọng này bị chặn lại bởi sự suy giảm mạnh mẽ của số lượng việc làm và hàng tồn kho. Số liệu về gián đoạn thời gian vận chuyển của nhà cung cấp cũng dần chìm vào lãng quên.
Đồng Euro rơi khỏi mức đỉnh do lợi suất trái phiếu Đức đi ngang. Dữ liệu phản ánh rằng còn quá sớm để đưa ra kết luận về “hình dạng” của phục hồi kinh tế. Các dữ liệu cho thấy nền kinh tế đang chạm đáy, tuy nhiên việc thúc đẩy phục hồi trở lại như thời kỳ trước dịch bệnh có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào người tiêu dùng – và các chỉ báo về niềm tin người tiêu dùng vẫn cho thấy mức độ nghi ngờ nhất định.
Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Trước làn sóng bảo hộ thương mại ngày càng dữ dội do Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã buộc phải điều chỉnh kỳ vọng chính sách theo hướng thận trọng hơn.
Mặc dù GDP Mỹ quý I/2025 ghi nhận mức tăng trưởng âm, nhưng các chỉ số tiêu dùng và đầu tư vẫn cho thấy nền kinh tế đang giữ được sức bật trước khi tác động từ làn sóng thuế quan mới của ông Trump thực sự lan rộng trong quý II.
Giá dầu đi ngang sau khi trải qua đợt sụt giảm theo tháng mạnh nhất kể từ năm 2021, trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu cho thấy liên minh OPEC+ dưới sự chỉ đạo của Ả Rập Saudi có thể đang bước vào chu kỳ mở rộng sản lượng kéo dài, làm gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Thị trường vàng tiếp tục chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp khi tháng 4 khép lại với cột mốc giá mới đối với kim loại quý này. Hợp đồng tương lai tháng 6 đóng cửa ở ngưỡng 3,300.80 USD/ounce, tương đương mức tăng 4.52% (142.70 USD) trong tháng vừa qua.
Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều ghi nhận mức tăng tối thiểu 0.9% trong phiên giao dịch thứ Năm, được thúc đẩy bởi đà tăng giá mạnh mẽ của Microsoft. và Meta Platforms sau khi công bố kết quả kinh doanh vượt trội. Microsoft báo cáo doanh thu vượt dự báo, trong khi Meta cũng vượt ước tính doanh thu của giới phân tích, cho thấy nhu cầu người dùng vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp thuế quan.