BOJ hậu cuộc họp chính sách tháng 10 - Tiếp tục đi đúng hướng

BOJ hậu cuộc họp chính sách tháng 10 - Tiếp tục đi đúng hướng

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

15:01 29/10/2021

NHTW Nhật Bản (BOJ) đã tiếp tục duy trì quan điểm chính sách nới lỏng trong phiên họp tháng 10 đúng như kỳ vọng của thị trường trước đó

Cuộc họp tháng 10 của BOJ kết thúc với không nhiều bất ngờ
Cuộc họp tháng 10 của BOJ kết thúc với không nhiều bất ngờ

Giữ nguyên chính sách điều hành

Đúng như kỳ vọng của thị trường, NHTW Nhật Bản (BOJ) đã quyết định giữ nguyên chính sách điều hành trong phiên họp ngày 28/10 vừa qua. Cụ thể:

  • Chính sách kiểm soát đường cong lợi suất:

a. Giữ lãi suất điều hành ngắn hạn ở mức -0.1% (kể từ tháng 2/2016).

b. Duy trì mua vào TPCP không giới hạn nhằm giữ lợi suất kỳ hạn 10 năm quanh mức 0%.

  • Chương trình mua tài sản

a. Chủ động mua vào cổ phiếu quỹ ETF và quỹ đầu tư bất động sản nếu cần thiết với mức tăng thêm tối đa mỗi năm lần lượt 12 nghìn tỷ JPY và 180 tỷ JPY.

b. Mua bổ sung thương phiếu với số dư tối đa ở mức 20 nghìn tỷ JPY cho tới hết tháng 3/2022.

BOJ sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và ổn định thị trường thông qua:

  • Chương trình hỗ trợ khẩn cấp Covid-19.
  • Duy trì thanh khoản JPY và ngoại tệ dồi dào thông qua nghiệp vụ mua vào trái phiếu chính phủ.
  • Chủ động mua vào cổ phiếu quỹ ETF và quỹ đầu tư bất động sản.

BOJ tiếp tục lặp lại mục tiêu đạt được sự ổn định giá cả ở mức 2% và sẽ theo sát tác động của Covid-19 và không ngần ngại bổ sung những biện pháp nới lỏng mới nếu cần thiết. Ngoài ra, cơ quan này cũng kỳ vọng lãi suất điều hành ngắn và dài hạn sẽ duy trì ở mức hiện tại hoặc thấp hơn.

Bên cạnh đó, BOJ cũng thay thế lãi suất LIBOR (London Inter Bank Offered Rate) bằng lãi suất SOFR (Secured Overnight Financing Rate) với mức thặng dư bổ sung 0.42826% mỗi năm.

Điều chỉnh dữ liệu dự phóng kinh tế

Điều chỉnh đáng chú ý nhất của BOJ trong cuộc họp lần này đó là đã giảm mạnh dự báo lạm phát của năm tài chính 2021 từ mức 0.6% hồi tháng 7/2021 xuống còn 0% và sau đó tăng trở lại 0.9% trong năm 2022 và 1% trong năm 2023.

Đối với hoạt động kinh tế, tăng trưởng GDP năm 2021 cũng được điều chỉnh giảm từ mức 3.8% xuống mức 3.4% do tác động của dịch bệnh lên tiêu dùng dịch vụ trong khi hoạt động xuất khẩu và sản xuất cũng bị đình trệ do tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Tuy vậy, dự báo tăng trưởng đối với năm 2022 đã được điều chỉnh tăng từ 2.7% lên 2.9% và giữ nguyên ở mức 1.3% trong năm 2023. Thêm vào đó, BOJ tiếp tục giữ quan điểm thận trọng đối với quá trình phục hồi của kinh tế Nhật Bản trong thời gian tới.

Triển vọng chính sách

Động thái trong phiên họp vừa qua của BOJ là hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của thị trường và không làm thay đổi triển vọng chính sách của cơ quan này trong thời gian tới. Việc BOJ hạ dự báo lạm phát so với các nền kinh tế phát triển khác ủng hộ cho quan điểm rằng cơ quan này sẽ chưa bình thường hóa chính sách trong tương lai gần và sẽ duy trì mức độ nới lỏng mạnh mẽ cho tới ít nhất hết năm 2023. Cuộc họp tiếp theo của BOJ sẽ diễn ra vào ngày 16-17/12 và sẽ không công bố dữ liệu dự phóng kinh tế.

Bản dự phóng kinh tế của các thành viên BOJ trong phiên họp tháng 10/2021

UOB Research

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng

Giá dầu đi ngang sau khi trải qua đợt sụt giảm theo tháng mạnh nhất kể từ năm 2021, trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu cho thấy liên minh OPEC+ dưới sự chỉ đạo của Ả Rập Saudi có thể đang bước vào chu kỳ mở rộng sản lượng kéo dài, làm gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!

Thị trường vàng tiếp tục chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp khi tháng 4 khép lại với cột mốc giá mới đối với kim loại quý này. Hợp đồng tương lai tháng 6 đóng cửa ở ngưỡng 3,300.80 USD/ounce, tương đương mức tăng 4.52% (142.70 USD) trong tháng vừa qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều ghi nhận mức tăng tối thiểu 0.9% trong phiên giao dịch thứ Năm, được thúc đẩy bởi đà tăng giá mạnh mẽ của Microsoft. và Meta Platforms sau khi công bố kết quả kinh doanh vượt trội. Microsoft báo cáo doanh thu vượt dự báo, trong khi Meta cũng vượt ước tính doanh thu của giới phân tích, cho thấy nhu cầu người dùng vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp thuế quan.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ