BoJ có thể thay đổi chính sách khi lợi suất trái phiếu một lần nữa chạm giới hạn

BoJ có thể thay đổi chính sách khi lợi suất trái phiếu một lần nữa chạm giới hạn

11:46 17/01/2023

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ họp trong tuần này trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ và JPY tăng, với một số nhà kinh tế kỳ vọng họ sẽ từ bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC)

Động thái này diễn ra chưa đầy một tháng sau khi BoJ mở rộng phạm vi lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm. Kể từ đó, lợi suất trái phiếu này đã nhiều lần vượt quá mức trần 0.5% mới đưa ra.

Nikkei đã cho biết hôm thứ Hai rằng Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã mua hơn 2 nghìn tỷ Yên (15.6 tỷ USD) trái phiếu sau khi lợi suất trái phiếu 10 năm của quốc gia này đạt đỉnh 0.5% trong hai phiên liên tiếp.

USD giảm gần 14% so với JPY trong ba tháng và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã tăng từ 0.256% vào ngày 19/12 lên khoảng 0.502% vào thứ Hai.

Các nhà kinh tế BofA Global Research kỳ vọng BoJ sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức siêu nới lỏng vào thứ Tư, nhưng họ có thể từ bỏ hoàn toàn chính sách YCC.

“BoJ có thể tạm duy trì chính sách này nhưng với khả năng thấp, và có rủi ro đáng kể khi BoJ tuyên bố kết thúc chính sách YCC do tình trạng hoạt động trên thị trường trái phiếu bất ổn dẫn đến việc điều chỉnh chính sách YCC vào tháng 12 trở nên tồi tệ hơn,” nhà kinh tế trưởng thị trường Nhật Bản Izumi Devalier cho biết gần đây.

“Giới đầu tư trong nước hiện đánh giá việc BoJ từ bỏ chính sách YCC là một kịch bản dễ xảy ra,” các nhà kinh tế cho biết, đồng thời nói rằng thị trường FX cũng đã định giá cho một động thái như vậy. Họ lưu ý rằng việc này được thị trường kỳ vọng tương tự như việc tăng lãi suất.

Trong khi BoJ giữ nguyên lãi suất sẽ hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Nhật Bản, BofA cho biết việc từ bỏ chính sách YCC có thể tạo ra sự sụt giảm mạnh mẽ.

“Trong kịch bản BoJ từ bỏ YCC, TOPIX có thể giảm 3% trong thời gian tới, với các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất, ví dụ như ngân hàng, có khả năng hoạt động tốt hơn,” các nhà kinh tế cho biết.

Nhà kinh tế trưởng Nhật Bản của Morgan Stanley Takeshi Yamaguchi cũng ủng hộ kịch bản như vậy.

“Chúng tôi thừa nhận rủi ro kéo dài của việc BoJ đột ngột sửa đổi hoặc từ bỏ chính sách YCC tại các cuộc họp trong tương lai, bao gồm cả cuộc họp vào tháng 1,” Yamaguchi nói, đồng thời cho biết thêm “bản chất của chính sách YCC là trái ngược với việc điều chỉnh lãi suất âm.”

Trong khi đó, ngân hàng HSBC kỳ vọng BoJ sẽ mở rộng biên độ kiểm soát đường cong lợi suất hơn nữa thay vì từ bỏ hoàn toàn chính sách này.

Paul Mackel, trưởng bộ phận nghiên cứu FX toàn cầu của HSBC, dự đoán BoJ sẽ mở rộng phạm vi lên -0.75% - 0.75% đối với trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm vào quý I/2023, trước Thống đốc Haruhiko Kuroda hết nhiệm kỳ vào đầu tháng Tư.

Quan điểm của Thống đốc Haruhiko Kuroda

Nhà kinh tế Yamaguchi của Morgan Stanley nói thêm rằng giới đầu tư cần chú ý đến bài phát biểu của Thống đốc Kuroda sau khi cuộc họp của BoJ kết thúc vào tuần này.

“Sau động thái sửa đổi vào tháng 12, thị trường cần tính đến rủi ro ông Kuroda đột ngột thay đổi lời giải thích của mình,” Yamaguchi nói, chỉ ra những lập luận hơi khó hiểu của thống đốc về việc mở rộng biên độ YCC.

Vào tháng 9, Kuroda nói rằng việc mở rộng phạm vi là chuẩn bị cho “việc tăng lãi suất hoặc thắt chặt chính sách tiền tệ.” Tuy nhiên, tại cuộc họp tháng 12 của BoJ, ông Kuroda khẳng định việc sửa đổi chính sách “không phải là tăng lãi suất”.

“Chúng tôi cho rằng BoJ hiện đang ở giai đoạn đánh giá tác động của việc sửa đổi chính sách này,” Yamaguchi nói.

Điều chỉnh mục tiêu lạm phát

Nhà phân tích thị trường Matt Simpson của City Index không kỳ vọng BoJ sẽ từ bỏ chính sách YCC vào đầu tuần này - nhưng thay vào đó, họ có thể sẽ mở rộng mục tiêu lạm phát từ 2% lên khoảng 2 - 3%.

Ông Simpson nói: “Tôi không nghĩ BoJ sẽ từ bỏ hoàn toàn mục tiêu lạm phát, nhưng họ có thể công bố phạm vi mục tiêu là 2 - 3%.”

“Chúng tôi biết rằng Thủ tướng Fumio Kishida đã kêu gọi linh hoạt hơn với mục tiêu lạm phát và quyết định này có thể là sự thỏa hiệp hợp lý từ BoJ,” ông nói.

Chỉ số CPI lõi của Nhật Bản dự kiến sẽ đạt 4.0% trong tháng 12 - mức cao nhất trong 41 năm, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế phương Tây.

BoJ bắt đầu triển khai chính sách YCC vào tháng 9/2016, với mục đích nâng lạm phát lên mục tiêu 2% sau một thời gian dài nền kinh tế trì trệ với lạm phát cực thấp.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ