Bất chấp sự cố tắc nghẽn, giá dầu thô vẫn bị đe doạ do lo ngại đại dịch tái bùng phát

Bất chấp sự cố tắc nghẽn, giá dầu thô vẫn bị đe doạ do lo ngại đại dịch tái bùng phát

14:00 25/03/2021

Giá dầu giảm hơn 2% khi các lệnh đóng cửa do làn sóng lây lan vi-rút mới làm dấy lên lo lắng về nhu cầu đối với các sản phẩm dầu. Bên cạnh đó, anh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến kênh đào Suez tiếp tục chịu sự phong tỏa, cản trở đến việc giao thương thương mại. Dầu thô Brent tương lai giảm $1.33 tương đương 2.1%, xuống $63.66/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô WTI Future của Mỹ giảm $1.40 - tương đương 2.3%, xuống $60,30/thùng sau khi giảm 1.12% trong ngày.

Bỏ qua sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez, giá dầu thô vẫn bị đe doạ do lo ngại đại dịch tái bùng phát
Bỏ qua sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez, giá dầu thô vẫn bị đe doạ do lo ngại đại dịch tái bùng phát

Giá dầu thô - vốn đã giảm hồi đầu tuần do lo lắng về các lệnh phong toả do đại dịch ở châu Âu và sự chậm trễ của vắc-xin đã làm cản trở đà hồi phục nhu cầu nhiên liệu. Tuy nhiên,giá dầu đã đã đảo ngược tăng mạnh vào thứ Tư do tin tức phong toả kênh đào Suez - có khả năng chặn 10 tàu chở dầu chứa 13 triệu thùng dầu.Hàng chục tàu đã ở trong năm khu vực đang chờ để đi qua con kênh dài gần 200 km (120 dặm) và con số này ngày càng tăng lên.

Theo ING Economics cho biết: “ Nếu sự gián đoạn này càng kéo dài thì càng có nhiều khả năng các nhà máy lọc dầu (và) người mua phải chuyển sang thị trường giao ngay nhằm đảm bảo nguồn cung từ nơi khác”, đồng thời, nó cũng cho biết thêm rằng việc các công ty vận tải biển đang băn khoăn có nên chọn con đường đi qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi hay không, đã càng gây nên sự chậm trễ.

Thị trường dường như cũng được củng cố vào thứ Tư nhờ dữ liệu cho thấy nhu cầu xăng dầu của Mỹ được cải thiện và năng suất nhà máy lọc dầu đang tăng lên. Dữ liệu cũng đồng thời chỉ ra hoạt động kinh tế mạnh mẽ của khu vực đồng Euro trong tháng này.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết các yếu tố hỗ trợ như vậy có thể bị lu mờ bởi những lo ngại ngày càng tăng về nhu cầu toàn cầu.

Nhà phân tích hàng hóa Vivek Dhar của Commonwealth Bank cho biết: “Miễn là dịch bệnh vẫn còn nó, nó vẫn chưa hoàn toàn xoá bỏ đi những quan ngại trong nguồn cung được đặt ra vào đầu tuần này".

"Và trong khi châu Âu vẫn chiếm toàn bộ sự quan tâm, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, các ca nhiễm bệnh cũng tăng cao ở Ấn Độ và Brazil - những nền kinh tế đang phát triển. Câu chuyện tăng trưởng nhu cầu dầu bền vững đóng một vai trò rất quan trọng đối với họ"

Thứ Tư vừa qua, Ấn Độ đã báo cáo số lượng ca nhiễm và tử vong cao nhất trong một ngày và cũng cho biết một chủng "đột biến kép" mới của vi-rút đã được tìm thấy.

Trước những lo lắng về nhu cầu và giá giảm, ngày càng có nhiều kỳ vọng rằng OPEC +, sẽ cắt giảm nguồn cung hiện tại vào tháng 5 tại cuộc họp dự kiến ​​vào ngày 1 tháng 4

Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho biết: “Các thị trường dầu khó có thể tiếp tục đà tăng mạnh cho đến cuộc họp tiếp theo của OPEC + vào đầu tháng 4 - vốn được dự đoán sẽ không thay đổi việc cắt giảm sản lượng”.

OPEC và các nhà sản xuất khác đã hy vọng ngừng việc cắt giảm sản lượng, nhưng các nguồn tin trong ngành cho biết một lượng lớn lệnh phong tỏa mới trên khắp thế giới có nguy cơ phá bỏ các kế hoạch đó.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng

Giá dầu đi ngang sau khi trải qua đợt sụt giảm theo tháng mạnh nhất kể từ năm 2021, trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu cho thấy liên minh OPEC+ dưới sự chỉ đạo của Ả Rập Saudi có thể đang bước vào chu kỳ mở rộng sản lượng kéo dài, làm gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!

Thị trường vàng tiếp tục chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp khi tháng 4 khép lại với cột mốc giá mới đối với kim loại quý này. Hợp đồng tương lai tháng 6 đóng cửa ở ngưỡng 3,300.80 USD/ounce, tương đương mức tăng 4.52% (142.70 USD) trong tháng vừa qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều ghi nhận mức tăng tối thiểu 0.9% trong phiên giao dịch thứ Năm, được thúc đẩy bởi đà tăng giá mạnh mẽ của Microsoft. và Meta Platforms sau khi công bố kết quả kinh doanh vượt trội. Microsoft báo cáo doanh thu vượt dự báo, trong khi Meta cũng vượt ước tính doanh thu của giới phân tích, cho thấy nhu cầu người dùng vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp thuế quan.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ