Viễn cảnh nào cho nền kinh tế khi "lạm phát" vẫn là bài toán khó

Viễn cảnh nào cho nền kinh tế khi "lạm phát" vẫn là bài toán khó

Trần Kiều Oanh

Trần Kiều Oanh

Junior Analyst

23:20 11/01/2023

Trung Quốc tái mở cửa trở lại, thúc đẩy kỳ vọng về một cú hạ cánh mềm xảy ra tại châu Âu hoặc nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hoa Kỳ công bố báo cáo việc làm đáng chú ý trong tuần trước. Lạm phát tiền lương suy yếu bất chấp số lượng việc làm gia tăng - củng cố triển vọng lạm phát hạ nhiệt trước khi suy thoái xảy ra. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, theo sau là sự gia tăng trong lực lượng tham gia lao động. Các công việc theo chu kỳ (ví dụ: sản xuất, xây dựng và khai thác mỏ) tiếp tục củng cố đà tăng. Tuy nhiên, tổng số việc làm tạm thời có vẻ như đã đạt đỉnh vào tháng 7 và dần giảm mạnh kể từ đó, gây ảnh hưởng đến số giờ làm việc trung bình (hàng tuần) và số giờ làm thêm. Số lượng việc làm bán thời gian, trái lại - dường như đang gia tăng. Đáng chú ý, dữ liệu PMI dịch vụ Hoa Kỳ, lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2020 giảm xuống dưới mốc 50. Chỉ số dịch vụ của Mỹ tháng 12 đạt 49.6 điểm, thấp hơn so với con số 55.0 trước đó.

Tỷ lệ gửi tiết kiểm giảm đáng kể trong bối cảnh thâm hụt ngân sách chính phủ giảm và thâm hụt thương mại tăng. Lạm phát là mối lo chủ yếu khiến số lượng gửi tiết kiệm (đặc biệt của các hộ gia đình) lao dốc. Với tâm lý yếu ớt của người tiêu dùng, động cơ để giữ trữ lượng tiền mặt lớn có thể sẽ tăng lên. Đây là những bằng chứng thực tế, khẳng định rủi ro suy thoái chưa hề hạ nhiệt. Như mọi khi, triển vọng giao dịch ngắn hạn vẫn phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế quan trọng - với tiêu điểm trước mắt là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Hoa Kỳ tháng 12.

FXstreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi

Các CEO phương Tây cần cắp sách theo học các nước đang phát triển để biết cách ứng phó với những người đàn ông quyền lực với tình hình chính trị bất ổn và các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ