USD/JPY làm ngơ trước những nỗ lực nới lỏng của BoJ

USD/JPY làm ngơ trước những nỗ lực nới lỏng của BoJ

09:57 26/01/2021

Tỷ giá USD/JPY không biến động mạnh ngay cả khi BoJ thực hiện các biện pháp nới lỏng tăng cường. Trader nên "cảnh giác" về sức mạnh của đồng JPY.

Tỷ giá USD/JPY đang đi ngang và vẫn bị mắc kẹt trong một kênh xu hướng được thể hiện bởi các đường xu hướng nối mức cao nhất của ngày 11/1 với ngày 19/1, mức thấp nhất vào ngày 13/1 và ngày 21/1 sau khi biên bản cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) được công bố vào sáng nay.

"Các thành viên chia sẻ quan điểm rằng NHTW không cần do dự mà thực hiện chính sách nới lỏng nếu cần, với tầm nhìn tập trung vào diễn biến của đại dịch," biên bản cuộc họp cho thấy. "Một số thành viên cho biết BOJ cần phân tích tác động của các chính sách của mình để xem xét tính hiệu quả trong việc đạt được lạm phát kỳ vọng."

Một thành viên lưu ý về sự suy yếu gần đây của USD so với đồng Yên Nhật và đưa ra lời khuyên rằng traders nên đặt sự quan tâm vào tỷ giá USD/JPY. Vào tháng 12, Thủ tướng Suga đã nói với Bộ Tài chính Nhật Bản về mục tiêu phòng thủ tỷ giá USD/JPY tại 100 - một yêu cầu gián tiếp về việc can thiệp vào thị trường ngoại hối trong trường hợp cặp tỷ giá này giảm xuống mức hai con số.

Tuy nhiên, cho đến nay, những nỗ lực của BOJ đã không thành công trong việc khiến đồng Yên suy yếu. Cặp USD/JPY đang được quan sát ở mức 103.77, sau khi đạt mức thấp 102.59 vào đầu tháng này. Đây cũng chính là mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020.

Với việc Cục Dự trữ Liên bang Fed đang thực hiện chương trình mua trái phiếu khổng lồ và các thị trường đều đang mong đợi gói chi tiêu tài khóa “hào phóng” dưới thời Tổng thống của Joe Biden, tình thế đang nghiêng về khả năng đồng USD tiếp tục suy yếu và gây sức ép lên tỷ giá USD/JPY giảm xuống dưới mốc quan trọng 100. Bên cạnh đó, BOJ có vẻ như đã sử dụng hết "đạn dược" của mình, khiến họ trông tương đối ít “dovish” hơn so với Fed.

Các mốc kỹ thuật quan trọng

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI

Washington dường như quyết tâm giành thế thượng phong trong cuộc chạy đua vũ trang AI bằng bất cứ giá nào, kể cả là thiệt hại cho chính phe mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc không cố gắng giành chiến thắng?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ