Trung Quốc đã mua rất nhiều vàng trong bối cảnh kinh tế bất ổn

Trung Quốc đã mua rất nhiều vàng trong bối cảnh kinh tế bất ổn

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

16:33 25/04/2024

Các nhà đầu cơ Trung Quốc đã mua rất nhiều vàng khi triển vọng kinh tế của nước này đang có nhiều biến động.

John Reade, chiến lược gia trưởng thị trường tại Hội đồng Vàng Thế giới, cho rằng các nhà đầu tư Trung Quốc đang đầu cơ nhiều loại tài sản trừ đồng nhân dân tệ hoặc chứng khoán nội địa.

Bằng chứng là lượng đầu cơ ngoại hối của Trung Quốc tăng vọt, sự gia tăng gần đây của các tài sản như bitcoin và vàng cũng đã khiến người dân Trung Quốc tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng, tốc độ gia tăng nợ công của Mỹ không có dấu hiệu chậm lại và kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất đã hỗ trợ giá của vàng. Tuy nhiên, theo Bloomberg, nhu cầu lớn của Trung Quốc cũng chiếm phần lớn trong các yếu tố thúc đẩy giá vàng, khi kinh tế của nước này đang trải qua giai đoạn bất ổn với những biến động khó ngờ.

Trung Quốc và Ấn Độ đang là những nước mua vàng nhiều nhất thế giới, với mức tiêu thụ đồ trang sức và vàng vật chất của người Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục. Nhu cầu vàng trang sức của Trung Quốc tăng 10% trong khi Ấn Độ giảm 6%. Trong khi đó, nhu cầu với vàng vật chất của Trung Quốc đã tăng 28%.

Nhu cầu vàng ở Trung Quốc tăng cao

Philip Klapwijk, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Precious Metals Insights, cho biết "Trong bối cảnh các lựa chọn đầu tư hạn chế ở Trung Quốc, cuộc khủng hoảng kéo dài trong lĩnh vực bất động sản, thị trường chứng khoán biến động và đồng nhân dân tệ suy yếu đều đang đổ tiền vào các tài sản an toàn hơn. Ở Trung Quốc lượng tiền rót vào thị trường vàng đang khá nhiều. Không có nhiều lựa chọn thay thế ở Trung Quốc.”

Nhu cầu vàng của người Trung Quốc cũng chủ yếu đến từ các nhà đầu cơ.

Vị thế mua do các nhà giao dịch nắm giữ trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) tăng lên 295,233 hợp đồng, tương đương 295 tấn vàng, đánh dấu mức tăng gần 50% kể từ cuối tháng 9 trước khi căng thẳng địa chính trị bùng lên ở Trung Đông.

Vị thế bullish cũng tăng kỷ lục với 324,857 hợp đồng đã được ghi nhận vào đầu tháng này, theo dữ liệu của Bloomberg từ năm 2015.

Sự phục hồi của vàng khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên, FT cũng chỉ ra rằng những giao dịch ở SHFE và Sàn giao dịch vàng Thượng Hải là động lực lớn của đợt phục hồi, khi các nhà đầu tư Trung Quốc muốn đa dạng hóa tài sản khi lĩnh vực bất động sản đang gặp khủng hoảng và thị trường chứng khoán đang sụt giảm.

Khối lượng giao dịch vàng ở Trung Quốc bùng nổ

Ngoài ra, mặc dù Trung Quốc khai thác nhiều vàng nhất thế giới nhưng nước này vẫn cần nhập khẩu rất nhiều và số lượng ngày càng lớn hơn.

Trong hai năm qua, lượng mua vàng từ nước ngoài của Trung Quốc đạt tổng cộng hơn 2,800 tấn, nhiều hơn tổng số vàng tại các quỹ ETF trên toàn thế giới, hay khoảng 1/3 lượng dự trữ vàng do Fed nắm giữ.

Nhập khẩu vàng của Trung Quốc vào đầu năm tăng mạnh

Hơn nữa, nhu cầu gần đây vẫn tiếp tục tăng tốc. Nhập khẩu vàng vào trước Tết Nguyên đán tăng hơn 34% so với năm 2023.

Và cuối cùng, khi nhu cầu vàng tăng vọt ở Trung Quốc, giá vàng ở Trung Quốc đang cao hơn so với các nước phương Tây.

Giá vàng ở Trung Quốc đang cao hơn so với các nước phương Tây

Tất nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc đã cảnh báo rằng các nhà đầu tư nên thận trọng khi theo đuổi đà tăng giá của vàng. Tuy nhiên, chính PBoC lại là một trong những ngân hàng mua vàng thỏi nhiều nhất trong những tháng gần đây.

PBoC đang mua vàng nhiều hơn tất cả các ngân hàng trung ương khác trên thế giới

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi

Các nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ, bao gồm Indian Oil và BPCL, đang đẩy mạnh mua dầu thô Nga từ thị trường giao ngay nhằm đa dạng hóa nguồn cung, bất chấp mức chiết khấu thu hẹp. Indian Oil giảm tỷ lệ nhập khẩu theo hợp đồng dài hạn, trong khi BPCL tìm cách điều chỉnh điều khoản để linh hoạt hơn trong giao dịch. Động thái này phản ánh nỗ lực thích ứng với biến động địa chính trị và xu hướng mua hàng toàn cầu.
Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin chuẩn bị bàn về dự án đường ống Power of Siberia 2 vốn bị đình trệ lâu năm vì bất đồng chi phí và lộ trình. Nga kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc khi mất thị trường châu Âu, trong khi Bắc Kinh vẫn dè dặt dù áp lực kinh tế khiến khí đốt Nga hấp dẫn hơn. Tuy chưa chắc đạt được thỏa thuận, nhưng hai bên đang tiến gần hơn tới khả năng nhượng bộ.
Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng

HĐTL chứng khoán Mỹ và USD tăng nhẹ sau thông tin về cuộc gặp giữa các quan chức thương mại hàng đầu Mỹ–Trung, dù thị trường vẫn thận trọng về triển vọng giảm thuế. Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất và theo dõi tình hình. Nhà đầu tư vẫn tập trung vào rủi ro thương mại toàn cầu và tín hiệu chính sách từ các nền kinh tế lớn.
Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ

Chính quyền Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp kích thích kinh tế quan trọng vào ngày hôm nay, bao gồm việc cắt giảm lãi suất và bơm một lượng thanh khoản đáng kể vào thị trường. Động thái này nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ gây ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ