Triển vọng đồng Yên Nhật: Chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ đẩy JPY xuống thấp hơn nữa?

Triển vọng đồng Yên Nhật: Chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ đẩy JPY xuống thấp hơn nữa?

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

09:55 08/09/2020

Mặc dù thời kỳ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể sắp kết thúc, nhưng chương trình kinh tế của ông, thường được gọi là "Abenomics”, dường như sẽ vẫn ở đây trong tương lai gần.

Abenomics sẽ vẫn ở đây thôi!

Người kế nhiệm tiềm năng của Abe - Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga - tuyên bố rằng ông muốn “kế thừa khuôn khổ chính sách hiện tại” và “đánh giá cao” cách tiếp cận hiện tại của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đối với chính sách tiền tệ.

Điều này có thể làm dịu mối lo ngại của các nhà đầu tư trong khu vực và đè nặng lên đồng Yên Nhật, sau khi Phó Thống đốc BoJ Wakatabe Masazumi nhấn mạnh rằng do “những bất ổn về tác động của Covid-19 đối với hoạt động kinh tế và giá cả, Ngân hàng này sẽ theo dõi chặt chẽ và sẽ không ngần ngại thực hiện các biện pháp nới lỏng bổ sung nếu cần thiết”.

Hơn nữa, Masazumi nhấn mạnh rằng “cần phải liên tục có các cuộc thảo luận sâu sắc để cải thiện chính sách tiền tệ” và nhắc đến việc Cục Dự trữ Liên bang áp dụng “mục tiêu lạm phát trung bình” như một ví dụ về những điều chỉnh được thực hiện để “nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ”.

Do đó, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Nhật Bản chỉ tăng lên 0.3% trong tháng 7 và BoJ ngày càng trở nên “cảnh giác hơn trước nguy cơ giảm tỷ lệ lạm phát”, các thiết lập chính sách tiền tệ phù hợp có vẻ sẽ tiếp tục được triển khai.

Với đó, số liệu GDP quý 2 và chi tiêu hộ gia đình cho tháng 7 có thể buộc các nhà hoạch định chính sách phải nhúng tay vào, và các dữ liệu kinh tế đáng thất vọng cũng có thể khiến BoJ cần phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế non trẻ và từ đó làm suy yếu đà tăng của đồng Yên Nhật.

Các số liệu kinh tế của Nhật Bản

Biểu đồ Daily AUD/JPY – Phá vỡ mô hình “Ascending Triangle” cho tín hiệu nới rộng đà tăng

Như đã lưu ý trước đó, nhịp tăng giá bứt phá lên trên ngưỡng kháng cự của mô hình “Ascending Triangle” vào ngày 27/8 báo hiệu rằng một động thái nới rộng xu hướng tăng có thể sẽ diễn ra ở AUD/JPY, và điều đó có thể đẩy cặp tỷ giá lên trên mức tâm lý 81.00 để hoàn thành “implied measured move” (81.032).

Mặc dù không thể vượt qua mức Fibonacci 38.2% (79.17), xu hướng hiện tại vẫn nghiêng về “bullish” nếu giá vẫn nằm trên mức kháng cự cũ (nay đã trở thành mức hỗ trợ) Fibonacci 23.6% (76.70).

Mức đóng cửa Daily phía trên đỉnh tháng 8 (78.46) có lẽ là cần thiết để báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng tăng và có khả năng đóng vai trò “mở đường” cho giá kiểm tra mức kháng cự quan trọng tại khu vực Fibonacci 38.2% (79.17) và 80.00.

Ngược lại, việc phá vỡ xuống bên dưới hỗ trợ di động tại đường trung bình động MA 21 ngày (76.83) có thể tăng cường áp lực bán và có khả năng dẫn đến một nhịp điều chỉnh trở lại vùng MA 200 ngày quan trọng (73.77).

Biểu đồ Daily AUD/JPY - Phá vỡ mô hình “Ascending Triangle” cho tín hiệu nới rộng đà tăng

Biểu đồ Daily USD/JPY – Kênh xu hướng giảm “Descending channel” cho tín hiệu “bearish”

Xu hướng tăng giá kéo dài 7 ngày của USD/JPY có nguy cơ bị phá vỡ khi giá không thể để vượt qua ngưỡng MA 50 ngày (106.35) và tiếp tục di chuyển trong giới hạn của Kênh xu hướng giảm “Descending channel”.

Diễn biến của chỉ báo RSI cho thấy đà tăng giá đang mờ dần, khi nó không thể bứt phá đường xu hướng giảm kéo dài từ mức đỉnh tháng 6.

Hơn nữa, một loạt nến Doji trong vài ngày giao dịch gần đây có thể là dấu hiệu của sự suy yếu xu hướng tăng giá, và có thể “mời gọi” phe bán nếu giá trượt xuống bên dưới MA 21 ngày (106.14).

Với suy nghĩ đó, mức đóng cửa Daily bên dưới đáy của tháng 5 (105.99) có thể sẽ tạo ra một nhịp pullback về vùng hỗ trợ hợp lưu tại Fibonacci 61.8% (105.20) và đường xu hướng tăng từ tháng 3.

Ngược lại, một sự bứt phá lên trên mức đáy 29/5 (107.08) có thể gây ra áp lực mua và kích hoạt một đợt tăng giá để kiểm tra vùng kháng cự MA 200 ngày (107.45) và kênh xu hướng giảm “Descending channel”.

Biểu đồ Daily USD/JPY – Kênh xu hướng giảm “Descending channel” cho tín hiệu “bearish”

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dầu thô WTI vẫn chập chững dưới mức 80 USD/thùng do thiếu vắng động lực rõ ràng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Dầu thô WTI vẫn chập chững dưới mức 80 USD/thùng do thiếu vắng động lực rõ ràng

Dầu thô West Texas Intermediate (WTI) tiếp tục tăng giá sau quyết định lãi suất từ Trung Quốc, giao dịch quanh mức 79.70 USD/thùng trong phiên giao dịch châu Á sáng thứ Hai. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm và 5 năm ở mức 3.45% và 3.95%.
USD/JPY: Nhật Bản sẽ trở thành tâm điểm chú ý giữa những đồn đoán về việc tăng lãi suất
Trịnh Thư

Trịnh Thư

Junior Editor

USD/JPY: Nhật Bản sẽ trở thành tâm điểm chú ý giữa những đồn đoán về việc tăng lãi suất

Vào thứ Hai (ngày 20 tháng 5), Nhật Bản sẽ trở thành tâm điểm chú ý, với trọng tâm là chỉ số TII. Phát biểu của BoJ cũng sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư giữa những đồn đoán về việc BoJ tăng lãi suất vào tháng 6. Sau đó trong phiên giao dịch thứ Hai, các nhà đầu tư cần theo dõi những phát biểu của các thành viên FOMC khi những dự đoán về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 đang thay đổi.
AUD/USD: Đánh giá ảnh hưởng từ PBOC và Fed
Trịnh Thư

Trịnh Thư

Junior Editor

AUD/USD: Đánh giá ảnh hưởng từ PBOC và Fed

Vào thứ Hai (20/5), PBOC giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm và 5 năm ở mức 3.45% và 3.95%. Cuối phiên, các nhà đầu tư nên theo dõi các bài phát biểu của các thành viên FOMC sau khi một số thành viên cảnh báo về việc giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
USD/JPY: Cặp tiền có thể sẽ bước vào nhịp giảm trung hạn. Thời khắc Chính phủ Nhật Bản được an tọa sắp đến rồi chăng?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

USD/JPY: Cặp tiền có thể sẽ bước vào nhịp giảm trung hạn. Thời khắc Chính phủ Nhật Bản được an tọa sắp đến rồi chăng?

USD/JPY tăng mạnh trong năm nay do chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản liên tục nở rộng. Tháng trước, cặp tiền tệ này đã chạm mức cao nhất trong nhiều thập kỷ quanh 160.00 nhưng không giữ được mức này khi chính quyền Nhật Bản can thiệp để hỗ trợ đồng nội tệ.
Những ngôi sao đang lên: Vàng khi tăng có thể chỉ là bluechip nhưng nếu bạc đã tăng thì chẳng khác gì penny!
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Những ngôi sao đang lên: Vàng khi tăng có thể chỉ là bluechip nhưng nếu bạc đã tăng thì chẳng khác gì penny!

Nhịp tăng lần này đã đưa bạc chạm đỉnh mới sau 11 năm ròng rã. Kết tuần trước, giá bạc (XAG/USD) đóng cửa ở mức 31.50 USD, tăng 3.32 USD, tương đương 11.80%. Giá bạc kết thúc tuần trước với gam màu tích cực, được thúc đẩy bởi những diễn biến quan trọng tại Trung Quốc và Mỹ.
Nhận định giá vàng: Động lực lớn có tiếp diễn?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Nhận định giá vàng: Động lực lớn có tiếp diễn?

Kết tuần trước, giá vàng (XAU/USD) đóng cửa ở mức 2,414.71 USD, tăng 54.20 USD (tương đương mức tăng 2.30%).Giá vàng kết thúc tuần với gam màu tích cực, được thúc đẩy bởi các gói kích thích mạnh mẽ của Trung Quốc và báo cáo lạm phát khả quan của Mỹ.
Biến động đồng USD tuần qua dường như báo hiệu khả năng giảm sâu hơn nữa. Nhận định các cặp EUR/USD và GBP/USD
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Biến động đồng USD tuần qua dường như báo hiệu khả năng giảm sâu hơn nữa. Nhận định các cặp EUR/USD và GBP/USD

Đồng USD đã giảm gần 0.8% trong tuần qua, chủ yếu do lợi suất TPCP Mỹ giảm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là dữ liệu Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ thấp hơn dự kiến. Cụ thể, CPI tháng 4 chỉ tăng 0.3% sau khi điều chỉnh theo mùa vụ, thấp hơn so với mức dự báo 0.4%. Đồng thời, tỷ lệ lạm phát hàng năm giảm từ 3.5% xuống còn 3.4%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ