Tổng hợp quan điểm chính sách tiền tệ của các NHTW. Thị trường liên tục thay đổi kỳ vọng

Tổng hợp quan điểm chính sách tiền tệ của các NHTW. Thị trường liên tục thay đổi kỳ vọng

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

11:07 12/04/2024

Các Ngân hàng Trung ương lớn đã kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ lịch sử của họ, nhưng có nhiều dự đoán khác nhau về thời điểm và mức độ của việc cắt giảm lãi suất.

Cách đây một tháng, thị trường dự kiến sẽ có nhiều sự nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 6, mà bây giờ đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi lạm phát mạnh ở Mỹ hôm thứ Tư đã đẩy dự báo về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sang tháng 9.

Calendar showing the dates on which there is a 50% chance that a G10 central bank might cut rates

Dự đoán thời điểm tăng giảm lãi suất của các Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã đưa ra tín hiệu rằng đã đến lúc dừng cuộc chiến chống lạm phát, trong khi Úc và Na Uy vẫn còn nhiều điều phải lo lắng.

Dưới đây là tổng hợp quan điểm của thị trường về lãi suất các Ngân hàng Trung ương lớn:

Reuters Graphics

Thống kê thay đổi trong lãi suất điều hành của các Ngân hàng Trung ương

CẮT GIẢM LÃI SUẤT SỚM

1/ THỤY SĨ

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã cắt giảm lãi suất 25 bps xuống 1.50% trong tháng 3, một động thái bất ngờ đã giúp đưa EURCHF lên mức cao nhất trong 10 tháng.

Đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của SNB trong 9 năm, với lạm phát vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu 0-2% trong nhiều tháng, các nhà giao dịch kỳ vọng một lần cắt giảm 1/4 điểm phần trăm nữa tại cuộc họp ngày 20 tháng 6 của SNB.

Reuters Graphics Reuters Graphics

Lãi suất điều hành của SNB

NHIỀU KHẢ NĂNG CẮT GIẢM TRONG NGẮN HẠN

2/ THỤY ĐIỂN

Ngân hàng trung ương Thụy Điển đã giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 4% trong tháng 3, cho rằng nếu lạm phát tiếp tục giảm về mức mục tiêu 2% thì một loạt đợt cắt giảm lãi suất có thể sẽ được tiến hành vào tháng 5.

Thị trường coi việc Riksbank cắt giảm lãi suất vào ngày 7 tháng 5 như ván cược sau khi Thống đốc Erik Thedeen cảnh báo đồng SEK suy yếu có thể đẩy lạm phát lên cao.

Reuters Graphics

Lãi suất điều hành và lạm phát của Thụy Điển

3/ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG EURO - EUROZONE

ECB hôm thứ Năm đã giữ lãi suất ổn định như mong đợi, nhưng đưa ra thông điệp rõ ràng sẽ chuẩn bị cắt giảm lãi suất khi lạm phát gần đạt mục tiêu 2%.

Với EURUSD ở mức thấp nhất trong hai tháng là khoảng 1.07, một số nhà phân tích tin rằng EUR yếu cùng với giá dầu cao hơn sẽ ngăn cản ECB cắt giảm quá sâu.

Các nhà giao dịch nhận thấy 2/3 xác suất xảy ra đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên là vào tháng 6, với tổng mức nới lỏng là 75 bps vào cuối năm.

Reuters Graphics Reuters Graphics

Lãi suất điều hành và lạm phát của ECB

4/ CANADA

Ngân hàng trung ương Canada giữ nguyên lãi suất ở mức 5% vào thứ Tư, nhưng thể hiện rằng họ đã sẵn sàng nới lỏng.

Thị trường tiền tệ định giá việc cắt giảm lãi suất vào tháng 7, với xác suất 50% điều này diễn ra vào tháng 6.

BoC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 2.4% xuống 2.2% và cho biết lạm phát sẽ đạt mục tiêu vào năm tới.

Reuters Graphics

Lãi suất điều hành và lạm phát của BoC

CẮT GIẢM LÃI SUẤT TRONG TRUNG HẠN

5/ ANH

BoE đã giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 16 năm là 5.25% trong tháng 3, với Thống đốc Andrew Bailey nói rằng nền kinh tế đang "đi đúng hướng" để cắt giảm.

Nhưng các nhà hoạch định chính sách của BoE đang chưa đồng thuận về thời điểm nới lỏng các điều kiện tiền tệ. Các nhà giao dịch kỳ vọng BoE sẽ bắt đầu giảm chi phí đi vay vào tháng 8.

Reuters Graphics

Lãi suất điều hành và chỉ số CPI của BoE

6/ NEW ZEALAND

Sau khi Ngân hàng Dự trữ New Zealand giữ lãi suất điều hành ở mức cao nhất trong 15 năm là 5.5% vào thứ Tư, các nhà đầu tư đã kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất vào tháng 8.

Sau mức tăng 525 bps lãi suất điều hành kể từ tháng 10 năm 2021, New Zealand đã bước vào thời kỳ suy thoái kỹ thuật.

Reuters Graphics

Lãi suất điều hành và lạm phát của New Zealand

CẮT GIẢM MUỘN

7/ MỸ

Fed đã giữ lãi suất ở mức 5.25%-5.5% kể từ tháng 7 năm 2023, và vào tháng 3 đã tái khẳng định dự báo của mình về ba lần cắt giảm 25 bps trong năm nay.

Nhưng các nhà giao dịch kỳ vọng Ngân hàng Trung ương sẽ cắt giảm ít hơn nhiều so với mức họ đã thông báo chỉ một tháng trước.

Đó là do dữ liệu lạm phát tháng 3 mạnh được công bố hôm thứ Tư. Thị trường tiền chỉ định giá mức cắt giảm 42 bps cho năm 2024, với lần cắt giảm đầu tiên có thể xảy ra vào tháng 9.

Vài giờ trước báo cáo đó, cùng với dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Mỹ, các nhà giao dịch dự kiến Fed sẽ cắt giảm 67 bps trong năm nay với xác suất 50% cho lần đầu tiên vào tháng Sáu.

Reuters Graphics

Lãi suất điều hành và chỉ số lạm phát của Mỹ

8/ ÚC

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 12 năm là 4.35% trong tháng 3 khi nền kinh tế chậm lại.

Các nhà đầu tư đang tranh luận liệu RBA có tăng lãi suất lần nữa hay không, khi việc cắt giảm thuế và thị trường việc làm thắt chặt có nguy cơ thúc đẩy lạm phát. Thị trường kỳ vọng chỉ nới lỏng 20 bps trong năm nay và RBA sẽ giữ nguyên ít nhất cho đến tháng 11.

Reuters Graphics

Lãi suất điều hành và lạm phát của RBA

9/ NA UY

Ngân hàng trung ương Na Uy giữ nguyên lãi suất ở mức 4.50% trong tháng 3, và Thống đốc Ida Wolden Bache dự đoán chỉ cắt giảm một lần trong năm nay, và thị trường định giá khả năng cao là vào tháng 11.

Lạm phát giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 3, xuống 3.9%, nhưng vẫn có nguy cơ tăng trở lại do tiền lương tăng mạnh và triển vọng kinh tế tích cực.

Reuters Graphics

Lãi suất điều hành và chỉ số lạm phát của Na Uy

LUÔN LUÔN LÀ NGOẠI LỆ

10/ NHẬT BẢN

Ngân hàng trung ương Nhật Bản tiếp tục đi theo lối riêng của mình. Nhật đã chấm dứt 8 năm áp dụng lãi suất âm, khiến chi phí đi vay lên tới 0-0.1% và kết thúc chính sách kiểm soát lợi suất – khi họ mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản để kiểm soát các điều kiện tài chính.

Tuy nhiên, JPY vẫn đang suy yếu, giao dịch gần mức thấp nhất trong 34 năm. Thống đốc BoJ Kazuo Ueda đã bác bỏ khả năng sử dụng biện pháp tăng lãi suất để hỗ trợ đồng tiền. Cuộc họp của BoJ vào ngày 25-26 tháng 4 sẽ cung cấp thêm thông tin về động thái tiếp theo của họ.

Reuters Graphics

Lãi suất điều hành và chỉ số lạm phát của BoJ

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ