Đồng USD hôm nay đang duy trì trạng thái ổn định hơn, dù phần lớn có vẻ như chỉ là một nhịp nghỉ sau khi tiếp tục bị bán tháo kể từ tuần trước. Tỷ giá EUR/USD giảm 0.2%, về quanh mức 1.1777 - đây cũng là phiên giảm đầu tiên sau chuỗi chín ngày tăng liên tiếp. Dẫu vậy, các quyền chọn đáo hạn lớn ở mốc 1.1775 và 1.1800 vẫn đang tạo ảnh hưởng trong phiên giao dịch hôm nay.

EUR/USD khung giờ
Trên biểu đồ giờ, EUR/USD đang được hỗ trợ ngắn hạn từ đường trung bình động 100 giờ (đường màu đỏ), hiện nằm tại 1.1745.
Ở các cặp tiền khác, USD/JPY tăng 0.3% lên 143.80, trong khi GBP/USD giảm 0.3% xuống 1.3700. USD/CHF nhích nhẹ 0.1% lên 0.7920 còn AUD/USD lùi 0.3% về 0.6563. Tất cả những biến động này vẫn ở mức khiêm tốn nếu xét đến những gì đồng USD đã trải qua trong tuần vừa rồi.
Tổng thể, đồng bạc xanh hiện vẫn đang loay hoay ở vùng đáy, với chỉ số USD Index đang dao động quanh mức thấp nhất kể từ tháng 3/2022 đến nay. Đúng nghĩa là "đau đớn".
Tâm điểm hiện giờ là loạt dữ liệu lao động Mỹ trong hai ngày tới. Báo cáo việc làm ADP sẽ được công bố trước - nhưng hiện nay báo cáo này đang thiếu sự tương quan với báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (NFP) thường thấy.
Vì vậy, báo cáo việc làm ngày mai sẽ là yếu tố quyết định "sống còn" đối với đồng USD trong giai đoạn cuối tuần. Với việc ông Trump liên tục gây sức ép lên Fed và một số nhà hoạch định chính sách cũng bắt đầu phát tín hiệu cho khả năng thay đổi chính sách, một báo cáo yếu kém vào ngày mai hoàn toàn có thể châm ngòi cho cuộc tranh luận gay gắt hơn về khả năng cắt giảm lãi suất — sớm hơn dự kiến.
Nếu điều đó xảy ra, đồng USD có thể tiếp tục mắc kẹt trong tình thế khó khăn.
Mặc dù hy vọng rủi ro xoay quanh dữ liệu ngày mai sẽ cân bằng hơn, nhưng tôi cho rằng hiện tại nó mang tính bất đối xứng nhiều hơn.
Ngay cả khi báo cáo mạnh, điều đó cũng chưa chắc làm thay đổi được quan điểm của Fed trong bức tranh lớn. Điều được chú trọng lúc này là thời điểm hành động, không chỉ là xu hướng chung. Thị trường đang định giá lần cắt giảm lãi suất tiếp theo vào tháng 9, và tổng cộng khoảng ~63 điểm cơ bản sẽ bị cắt giảm từ giờ đến cuối năm.
Một báo cáo chỉ ở mức vừa phải cũng có thể giúp đồng USD "thở phào" nhờ một cú siết vị thế bán, nhưng có lẽ chỉ tạm thời. Khi đà này qua đi, thị trường nhiều khả năng sẽ lại trở về với kịch bản: Fed vẫn có thể cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay, miễn là dữ liệu lạm phát hợp tác.
Điều đó khiến cho báo cáo CPI Mỹ vào ngày 15/7 tới trở thành một sự kiện cực kỳ quan trọng - thậm chí còn đáng chú ý hơn cả báo cáo việc làm tối nay, miễn là chúng ta không nhận được dữ liệu quá tệ trong thời gian ngắn tới.