- Nợ hộ gia đình tăng 0.9% trong Qúy 1, lên 17.05 nghìn tỷ USD
- Các khoản vay mới tại Qúy 1 ở mức thấp nhất kể từ 2014
- Sự bùng nổ tái cấp vốn thế chấp trong thời kì Covid sẽ cung cấp 'sự hỗ trợ đáng kể' cho người tiêu dùng
- Kết thúc giai đoạn lãi suất thấp gây ra rào cản cho việc bán nhà
Thị trường bạch kim thâm hụt do nhu cầu tăng cao từ các nhà sản xuất
Một trong những công ty tinh chế kim loại hàng đầu thế giới Johnson Matthey (JM) hôm thứ Hai (15/5) cho biết, việc các nhà sản xuất ô tô sử dụng nhiều bạch kim và ít paladi hơn trong năm nay, lần đầu tiên đã đẩy bạch kim vào tình trạng thâm hụt kể từ năm 2020 và đưa thị trường paladi thiếu nguồn cung trước đây trở lại trạng thái cân bằng.
JM giải thích thêm rằng bạch kim đang được các nhà sản xuất ưa chuộng hơn phần lớn do kim loại này đang được giao dịch với mức giá khoảng 1,050 USD/ounce, rẻ hơn nhiều so với paladi ở mức khoảng 1,500 USD/ounce và rhodium ở mức khoảng 7,500 USD/ounce. Các nhà sản xuất từ đó cắt giảm được nhiều chi phí hơn.
Khảo sát của FED New York: Tỷ lệ nợ quá hạn thẻ tín dụng và khoản vay mua ô tô tăng trong Qúy 1
EUR/GBP: Chú ý những mốc kĩ thuật quan trọng

EUR/GBP có xu hướng giảm vào tuần trước, nhưng cặp tiền này đã có lượng mua tăng đột biến vào thứ Năm, đảo ngược đà giảm của nó. Từ góc độ kỹ thuật, xu hướng tăng này bắt đầu ở mức đáy của ngày thứ Năm tại 0.8659, đưa cặp tiền này vượt qua đường MA 100 giờ giảm, dừng chân ở MA 200 ngày vào thời điểm đó tại 0.8734.
Giá giảm xuống dưới mức trung bình động 100 giờ vào thứ Sáu. Tuy nhiên, sự phục hồi trong phiên Mỹ đã đưa giá đóng cửa trở lại trên mức trung bình động này. Trong phiên Âu ngày hôm nay, cặp tiền này một lần nữa trượt xuống dưới đường trung bình động 100 giờ, hiện ở mức 0.87017 (tham khảo đường màu xanh lam trong biểu đồ).
Ngân hàng trung ương Argentina tăng lãi suất thêm 600 bps!
Ngân hàng trung ương Argentina quyết định tăng lãi suất thêm 600 bp, đưa lãi suất lên ngưỡng 97%
Điều này rõ ràng đang dẫn đến một giai đoạn tồi tệ khác ở Argentina, nơi đã quen với những điều bất thường trong 60 năm qua.
McCarthy: Nhà Trắng không nói gì nghiêm túc về trần nợ
Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Kevin McCarthy cho biết
- Có vẻ như Nhà trắng muốn xảy ra tình trạng vỡ nợ hơn là đưa ra một thỏa thuận
- Nhà trắng cần một thỏa thuận vào cuối tuần dựa trên các mốc thời gian đã đề ra
Quan chức FED: Lạm phát bắt đầu có dấu hiệu giảm

Quan chức FED, Kashkari cho biết:
- FED vẫn cần làm rất nhiều việc, chúng ta không nên bị lừa bởi một vài tháng dữ liệu tốt
- Thị trường lao động vẫn nóng, chúng ta còn lâu mới đạt mục tiêu lạm phát
- Lạm phát dù đã bắt đầu giảm nhưng ở mức quá cao
- Thị trường lao động không mạnh mẽ như 9 tháng trước nhưng vẫn mạnh về tổng thể
Chủ tịch FED Chicago: Các tác động từ những đợt tăng lãi suất trước vẫn đang diễn ra

Chủ tịch FED Chicago, Goolsbee cho biết
- Tác động của những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng là không nhỏ, chúng ta cần quan sát nó
- Lạm phát đang được cải thiện nhưng với tốc độ không đáng kể
- Chúng ta cần tiếp tục theo dõi các dữ liệu
Paul Tudor Jones: Giá cổ phiếu sẽ tăng trong năm nay

Trích dẫn phát biểu của trader huyền thoại Paul Tudor Jones:
- Cổ phiếu sẽ tăng chậm
- Dự báo suy thoái trong quý 3 hoặc quý 4
- FED có thể tuyên bố chiến thắng lạm phát
- Sẽ có người thắng lớn và người thua lớn từ AI
- Dự báo lợi suất trái phiếu chính phủ kì hạn hai năm sẽ cao hơn sau khi trần nợ ngắn hạn ở mức phù hợp; vàng sẽ giảm và cổ phiếu tăng
Chỉ số sản xuất FED Empire tháng 5 có gì đáng chú ý?
- Chỉ số sản xuất FED Empire tháng 5 -31.8 điểm
- Đơn đặt hàng mới -28 điểm
- Các lô hàng +23.9 điểm
- Giá đã thanh toán +34.9 điểm, cao hơn mức +33 điểm tháng trước
- Việc làm -3.3 điểm, tháng trước -0.8 điểm
Dữ liệu nhà ở Canada tháng 4 cao hơn dự kiến

- Dữ liệu nhà ở Canada tháng 4: +262K
- Dự kiến: +220K
- Trước đó: +213.9K
Rủi ro chính xung quanh nền kinh tế Canada trong năm nay là nhà ở và giá cả chắc chắn đang đè nặng lên người tiêu dùng Canada nhưng những rủi ro đó đang bị lấn át bởi tốc độ nhập cư +1 triệu người/năm vào đất nước 39 triệu người này. Điều đó giúp thị trường nhà ở phát triển mạnh mẽ và giờ đây những người xây dựng nhà đang bắt đầu quay trở lại làm việc -- nếu họ có thể tìm được công nhân.
Vàng tiếp đà giảm, giằng co quanh $2,012
XAUUSD hiện ở $2,012.02
Tổng hợp thị trường: USD suy yếu nhẹ
Cập nhật thị trường:
- AUD dẫn đầu, JPY tụt lại trong ngày
- Chứng khoán châu Âu tăng, Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.4%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 2.2 điểm cơ bản lên 3.485%
- Dầu thô WTI tăng 0.6% lên 70.45 USD
- Bitcoin tăng 3.7% lên 27,423 đô la
USD đang giảm nhẹ khi tâm lý rủi ro phục hồi. Việc cổ phiếu tăng cao hơn trong giao dịch buổi sáng ở châu Âu đè nặng lên đồng bạc xanh cũng như đồng yên. Các đồng tiền chính khác hưởng lợi từ sự suy yếu của USD:
- EUR/USD tăng từ 1.0860 lên 1.0880 trong khi GBP/USD tăng từ 1.2460 lên 1.2500 trong phiên.
- AUD/USD tăng từ 0.6670 lên 0.6690 và giữ ở mức đỉnh trong ngày.
- NZD/USD cũng tăng 0.4% lên 0.6215 nhưng thấp hơn mức cao trước đó là 0.6230 vào đầu phiên.
- USD/JPY tăng khi lợi suất tăng lên trong bối cảnh tâm lý rủi ro tốt hơn. Cặp tiền này hiện ở trên mức 136.00 - tăng 0.3% trong ngày.
Quan chức Fed Bostic: Chính sách phù hợp là chờ xem tác động của việc thắt chặt
Tiếp tục là phát biểu của quan chức Fed Bostic:
- Có một số nguy cơ suy thoái
- Nhưng nếu suy thoái thật sự xảy ra, nó sẽ không dài và sâu
- Tỷ lệ thất nghiệp có thể gia tăng từ đây nhưng nền kinh tế vẫn sẽ mạnh
Phát biểu của Bostic hầu như chỉ lặp lại những gì chúng ta đã biết kể từ cuộc họp FOMC hai tuần trước.
Quan chức Fed Bostic: Chúng tôi có thể phải tăng lãi suất hơn nữa
Quan chức Fed Bostic cho biết:
- Không thấy lạm phát giảm nhanh
- Chặng đường chống lạm phát còn dài
- Chúng tôi có thể phải tăng lãi suất hơn nữa
MUFG: Việc vượt trần nợ của Hoa Kỳ có thể kích hoạt sự biến động của tỷ giá hối đoái và tạm thời phá vỡ sự suy yếu của USD
Các nhà kinh tế tại Ngân hàng MUFG xem xét những tác động tiềm tàng đối với USD từ việc vượt trần nợ:
- “Việc vượt trần nợ của Hoa Kỳ có thể kích hoạt sự biến động của tỷ giá hối đoái và tạm thời phá vỡ sự suy yếu của USD.”
- “Thỏa thuận càng kéo dài về những phút cuối, nó càng có thể gây xáo trộn cho thị trường tài chính.”
- “Một khi vấn đề trần nợ của Hoa Kỳ lắng xuống, chúng tôi cho rằng USD sẽ tiếp tục giảm nhưng dự đoán thị trường ngoại hối sẽ biến động nhiều hơn khi ‘ngày x’ đến gần.”
DXY hiện ở 102.05:
Soc Gen: EUR/USD sẽ giảm mạnh xuống 1.05 khi phá vỡ dưới 1.0800/1.0730
EUR lùi xuống vị trí cuối cùng trong bảng G10 sau đợt bán tháo vào thứ Sáu. Các nhà kinh tế tại Société Générale cho biết:
-
"Các quỹ phòng hộ duy trì vị thế mua vào tuần trước ở mức 22.5% OI, vì vậy việc chốt lãi có vẻ mang tính chiến thuật và không cho thấy một sự thay đổi cơ bản nào đang diễn ra.”
-
“Tất nhiên, chúng ta không thể bỏ qua nguy cơ giảm sâu hơn, đặc biệt nếu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ tăng mạnh vào ngày mai. Nơi hợp lưu của 100-DMA và đường xu hướng quay trở lại tháng 9 năm 2022 gần 1.0800/1.0730 là vùng hỗ trợ quan trọng. Phá vỡ dưới vùng này sẽ đẩy nhanh quá trình cặp tiền thoái lui về 1.05."
Cặp tiền hiện tăng 0.26% trong ngày lên 1.0877
GBPUSD giằng co quanh mức 1.2500 trong bối cảnh USD suy yếu nhẹ
GBP/USD tạo ra một đợt phục hồi tốt trong ngày từ mức đáy trong hai tuần và phục hồi một phần khoản lỗ nặng nề được ghi nhận trong hai phiên vừa qua. Giá giao ngay tăng trở lại, giằng co quanh mốc tâm lý 1.2500, đà trượt thoái lui từ mức đỉnh trong hơn một năm, quanh khu vực 1.2680 được thiết lập vào tuần trước dường như đã bị chặn đứng
Giai điệu tích cực chung xung quanh thị trường chứng khoán làm suy yếu USD. Đây được coi là yếu tố chính hỗ trợ đà tăng GBP/USD. Trong khi đó, đà giảm của USD từ mức đỉnh kể từ đầu tháng 2 dường như bị hạn chế trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục tăng, được hỗ trợ bởi những đồn đoán mới rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ giữ vững lập trường diều hâu của mình. Trên thực tế, dữ liệu sơ bộ tháng 5 từ Đại học Michigan công bố vào thứ Sáu cho thấy người tiêu dùng nhận thấy giá cả trong 5 năm tới sẽ tăng với tốc độ hàng năm là 3.2% - mức đỉnh kể từ năm 2011. Điều này có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
Cặp tiền tăng 0.45%, hiện ở 1.2502
Các dữ liệu kinh tế nào sẽ được công bố trong tuần này?
Tuần sắp tới dự kiến sẽ khá sôi động và đầy ắp các bản phát hành dữ liệu ở tất cả các thị trường. Các sự kiện quan trọng nhất sẽ là:
- Vào thứ Hai, Hoa Kỳ sẽ công bố Chỉ số sản xuất của Empire State vào 19:30, cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động của lĩnh vực sản xuất.
- Vào thứ ba, Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Westpac và Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ của Úc sẽ cần được theo dõi. Bên cạnh đó, Vương quốc Anh cũng sẽ báo cáo sự thay đổi về số lượng người đề nghị trợ câó thất nghiệp, chỉ số thu nhập trung bình 3 tháng/năm và tỷ lệ thất nghiệp. Ngoài ra, dữ liệu tâm lý kinh tế ZEW của Đức cũng sẽ được công bố. Tại Canada, các dữ liệu quan trọng như CPI m/m, doanh số bán hàng sản xuất hàng tháng, doanh số bán lẻ cốt lõi hàng tháng và doanh số bán lẻ hàng tháng cũng sẽ xuất hiện. Cuối cùng là dữ liệu sản xuất công nghiệp Mỹ.
- Sang thứ Tư, Úc sẽ báo cáo Chỉ số giá tiền lương, cung cấp thông tin chuyên sâu về tăng trưởng tiền lương. Tại Hoa Kỳ, sự chú ý sẽ tập trung vào việc cấp giấy phép xây dựng và khởi công xây dựng nhà ở, cung cấp các chỉ số về hoạt động của thị trường nhà đất.
- Thứ năm, Úc sẽ công bố số liệu thay đổi việc làm và tỷ lệ thất nghiệp, làm sáng tỏ thị trường lao động. Ở châu Âu, kỳ nghỉ kỷ niệm Ngày Chúa Thăng thiên cũng bắt đầu. Tại Hoa Kỳ, trọng tâm sẽ là các tuyên bố thất nghiệp, chỉ số sản xuất Philly Fed, doanh số bán nhà hiện tại và chỉ số hàng đầu CB. Ngoài ra, Thống đốc Ngân hàng Canada (BoC) Macklem dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo tại Ottawa, thảo luận về đánh giá hệ thống tài chính.
- Cuối cùng, vào thứ Sáu, Nhật Bản sẽ công bố CPI lõi quốc gia theo năm, cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng lạm phát. Các cuộc họp của nhóm G7 sẽ diễn ra, với các cuộc thảo luận xoay quanh các vấn đề kinh tế và địa chính trị toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, Chủ tịch Fed Powell sẽ tham gia một cuộc thảo luận nhóm có tiêu đề "Các quan điểm về Chính sách Tiền tệ" tại Hội nghị Nghiên cứu Thomas Laubach ở Washington DC. Hơn nữa, một số thành viên Fed dự kiến sẽ có các phát biểu quan trọng trong suốt cả ngày.
Bitcoin thu hút phe mua khi chạm mức MA 200 tuần vào cuối tuần trước
Bitcoin đã giảm 6.9% vào tuần trước, đóng cửa ở mức 26.900 đô la, trong khi Ethereum mất 6.2% xuống còn 1800 đô la. Top 10 altcoin hàng đầu bị mất từ 3.1% (Cardano) đến 12.2% (Polygon).
Theo CoinMarketCap, tổng vốn hóa của thị trường tiền điện tử đã giảm 5.5% trong tuần xuống còn 1.13 nghìn tỷ USD. Một trong những lý do chính là các vấn đề liên quan đến Binance khi việc rút BTC ở sàn này đã bị tạm dừng hai lần.

Bitcoin trở nên hấp dẫn đối với phe bán khi nó chạm mức MA 200 tuần - gần 26.000 đô la vào thứ Sáu tuần trước. Bằng cách bảo vệ mức trung bình quan trọng trên, phe bò dường như đã thuyết phục thị trường về tính bền vững của xu hướng tăng dài hạn. Vào thứ Bảy và Chủ Nhật, phe bò đã bảo vệ mức 26.8 nghìn đô. Vào thứ Hai, các nhà đầu tư chuyển sang xu hướng mua tích cực và đẩy giá lên 27.5 nghìn đô la. Tuy nhiên, những người mua thận trọng có thể sẽ muốn thấy mức tăng lên 28-28.5 nghìn đô la nhằm xác nhận xu hướng giảm của tháng trước đã bị phá vỡ.
PBOC tái khẳng định giữ thanh khoản hợp lý
PBOC cho biết:
- Chính sách tiền tệ thận trọng sẽ chính xác và mạnh mẽ
- Sẽ giữ tỷ giá nhân dân tệ cơ bản ổn định
- Sẽ giữ lãi suất hợp lý, phù hợp
PBOC vẫn duy trì quan điểm khi chính sách tiền tệ vẫn được coi là "thận trọng" và các điều kiện thanh khoản vẫn được duy trì "hợp lý". Phát biểu trên tái khẳng định PBOC sẽ tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh lãi suất huy động được cắt giảm vào tuần trước
Tổng số tiền gửi của SNB vào tuần trước tiếp tục giảm
- Tổng số tiền gửi của SNB tuần trước là 520.1 tỷ CHF (trước đó là 525.6 tỷ CHF)
- Tiền gửi thanh toán trong nước 507.1 tỷ CHF (trước đó là 505.7 tỷ)
Tiền gửi không kỳ hạn của Thụy Sĩ tiếp tục giảm trong quá trình quay trở lại trạng thái bình thường mới sau khủng hoảng ngân hàng.
ECB tái khẳng định tác động chậm trễ của việc tăng lãi suất
ECB cho biết trong một bản tin mới nhất:
- Hầu hết các tác động của chính sách đến lạm phát dự kiến sẽ nhìn thấy rõ hơn từ năm 2023 trở đi
- Tác động dự kiến sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2024
- Việc thắt chặt chính sách ước tính đã làm giảm lạm phát khoảng 50 điểm cơ bản vào năm ngoái
- Lạm phát sẽ giảm ở mức trung bình khoảng 2% trong giai đoạn 2023-2025
- Tác động tăng lãi suất đến tăng trưởng GDP dự kiến đạt đỉnh vào năm 2023

EU nâng dự báo tăng trưởng và lạm phát năm 2023, 2024
- Tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 1.1% (trước đó là 0.9%)
- Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 1.6% (trước đây là 1.5%)
- Lạm phát năm 2023 ở mức 5.8% (trước đó là 5.6%)
- Lạm phát năm 2024 ở mức 2.8% (trước đó là 2.5%)
Dữ liệu kinh tế quan trọng nào sẽ được công bố trong tuần này?
- Thứ ba: Thị trường lao động Vương quốc Anh, doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ, CPI của Canada.
Báo cáo thị trường lao động của Vương quốc Anh dự kiến sẽ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi ở mức 3.8%, thay đổi việc làm ở mức 160K và thu nhập ngoài tiền thưởng trung bình tăng lên 6.8% so với mức 6.6% trước đó. Báo cáo CPI nóng và tốc độ tăng lương cao là những yếu tố quyết định lớn nhất đến quyết định tăng lãi suất mới nhất của BoE. Tuy nhiên, BoE tiếp tục làm rất ít để đưa lạm phát trở lại mục tiêu.
- Thứ Năm: Thị trường lao động Úc, yêu cầu trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ.
Báo cáo thị trường lao động của Úc dự kiến sẽ cho thấy thêm 25 nghìn việc làm với tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi ở mức 3.5%. RBA đã gây bất ngờ tại cuộc họp chính sách tiền tệ gần đây nhất với việc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản khi họ đánh giá thị trường lao động quá chặt chẽ để quay trở lại mục tiêu lạm phát của họ.
Sản xuất công nghiệp tháng 3 của Eurozone giảm mạnh so với dự kiến
- Sản xuất công nghiệp tháng 3 của Eurozone -4.1% m/m
- Dự kiến -2.5% m/m
- Trước đó +1.5%
- Sản xuất công nghiệp -1.4% y/y
- Dự kiến +0.9% y/y
- Trước đó +2.0%
Đồng bạc xanh dao động trên mức 102.500
USD đang suy yếu so với hầu hết các đồng tiền chính, trừ JPY
Doanh số bán nhà ở Singapore đạt mức cao nhất trong bảy tháng
Doanh số bán nhà của Singapore đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tháng vào tháng Tư, cho thấy lý do tại sao các nhà chức trách đưa ra các biện pháp mới để hạ nhiệt thị trường trong tháng. Số lượng mua căn hộ tư nhân mới đã tăng lên 887 căn, số liệu từ Cơ quan Tái phát triển Đô thị cho thấy hôm thứ Hai. Mức tăng 80% so với một tháng trước đó này là do nhiều dự án mới được tung ra, đồng thời thuế cao hơn được coi là không có khả năng tác động đến thị trường lớn.
Cập nhật thị trường: Lợi suất TPCP tăng nhẹ
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ đồng loạt tăng trên khắp các kỳ hạn, bên cạnh đó đồng bạc xanh duy trì quanh mức 102.500 trong phiên.
Chỉ số giá sản xuất và nhập khẩu tháng 4 của Thụy Sỹ có gì đáng chú ý?
- Chỉ số giá sản xuất và nhập khẩu tháng 4 +0.2%
- Trước đó +0.2%
- Giá sản xuất và giá nhập khẩu +1.0% so với cùng kỳ
- Trước đó +2.1%
BTC/USD đã tăng lên 27,513
BTC/USD đã tăng lên 27,513 trong ngày
EUR/USD hồi phục nhẹ sau dữ liệu từ Đức
EUR/USD hồi phục nhẹ sau dữ liệu từ Đức và hiện ở mức 1.0868.
Chỉ số giá bán buôn tháng 4 của Đức giảm so với tháng trước
- Chỉ số giá bán buôn tháng 4 của Đức: -0.4% m/m, -0.5% y/y
- Trước đó: +0.2% m/m, +2.0% y/y
Dữ liệu đánh dấu lần giảm giá bán buôn hàng năm đầu tiên kể từ tháng 12 năm 2020. Sự sụt giảm này phần lớn là do giá các sản phẩm dầu khoáng giảm mạnh.

UOB: EUR/USD vẫn chưa thể thoát khỏi áp lực
Theo UOB:
- Trong khi bị bán quá mức nghiêm trọng, sự suy yếu của EUR vẫn chưa ổn định. Tuy nhiên, hỗ trợ chính tại 1.0800 có thể nằm ngoài tầm với hôm nay. Mức kháng cự là 1.0870, tiếp theo là 1.0895.
- 1-3 tuần tới, EUR vẫn chưa có dấu hiệu tích cực và mức tiếp theo cần theo dõi là 1.0800. Sắp tới, nếu EUR có thể phá vỡ và duy trì dưới mức 1.0800, mức tiếp theo cần tập trung vào là 1.0720. Quan điểm tiêu cực về EUR sẽ vẫn giữ nguyên khi nó không vượt qua mức 1.0935 (mức 'kháng cự mạnh' là 1.0990 vào thứ sáu tuần trước).”
- EUR/USD hiện đang ở 1.0866.
Hợp đồng quyền chọn ngoại hối đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
EUR/USD
- 1.0890-05 (760 triệu euro)
- 1.1000-10 (1.1 tỷ euro)
- 1.1200 (1.3 tỷ euro)
GBP/USD
- 1.2390-00 (632 triệu bảng Anh)
USD/CAD
- 1.3500-05 (950 triệu đô la Mỹ)
AUD/USD
- 0.6438-50 (1.2 tỷ đô la Úc)
USD/CNY
- 6.9500 ($1.6 tỷ)
Không có hợp đồng quan trọng nào cần lưu ý, vì vậy tâm lý giao dịch sẽ tiếp tục chủ yếu dựa vào đồng đô la và khẩu vị rủi ro để bắt đầu tuần mới.
Các sự kiện kinh tế chính cần theo dõi trong tuần này là gì?
Câu chuyện chính trên thị trường lúc này là hành động cân bằng của các ngân hàng trung ương giữa lạm phát và nền kinh tế, vì họ đang tìm cách chấm dứt việc tăng lãi suất. Phần lớn, thị trường tin chắc rằng chu kỳ thắt chặt sắp kết thúc và thậm chí có thể cắt giảm lãi suất trước cuối năm.
Vì vậy, để xác thực hoặc vô hiệu hóa giả định đó, tất cả đều phụ thuộc vào dữ liệu lớn. Đây là những sự kiện cần chú ý trong tuần này:
- Biên bản họp chính sách tiền tệ tháng 5 của RBA (16/11) *
- Doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp tháng 4 của Trung Quốc (16/11) **
- Báo cáo thị trường lao động tháng 4 tại Anh (16/11) *
- Số liệu CPI tháng 4 của Canada (16/11) **
- Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 4 của Mỹ (16/11) ***
- Báo cáo thị trường lao động Australia tháng 4 (18/11) **
- Chủ tịch Fed Powell phát biểu về chính sách tiền tệ (19/11) ***
Hai sự kiện lớn cần theo dõi về mặt tác động đến tâm lý vĩ mô sẽ là doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ vào ngày mai và bài phát biểu của chủ tịch Fed Powell vào cuối tuần.
XAU/USD vẫn giằng co quanh 2014
Sau pha tăng mạnh rồi quay đầu hồi phục, XAU/USD hiện đang giằng co quanh 2014 trong ngày.