Tiếng "thở dài" của AUD/USD: RBA đứng trước ngã rẽ chính sách

Tiếng "thở dài" của AUD/USD: RBA đứng trước ngã rẽ chính sách

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

07:56 16/12/2024

AUD/USD đang chịu tác động đan xen từ các yếu tố kinh tế quan trọng như chỉ số PMI dịch vụ của Úc, triển vọng điều chỉnh lãi suất của RBA, tình hình kinh tế Trung Quốc và các quyết định chính sách của Fed, tạo nên một bức tranh phức tạp và nhạy cảm trong diễn biến tỷ giá ngoại hối.

AUD/USD trong tâm điểm: PMI khu vực tư nhân hỗ trợ việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của RBA

AUD/USD đang chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố kinh tế quan trọng. Các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao chỉ số PMI (Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng) và triển vọng điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA).

Gần đây, chỉ số PMI dịch vụ của Judo Bank đã có sự suy giảm nhẹ từ 50.5 xuống 50.4. Điều này khá quan trọng bởi khu vực dịch vụ chiếm tới 80% GDP của Úc. Mức độ ổn định này khiến nhiều chuyên gia tin rằng RBA có thể sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất sau quý đầu tiên của năm 2025.

Các doanh nghiệp báo cáo chi phí đầu vào đang tăng lên, đặc biệt là chi phí lao động. Tuy nhiên, một diễn biến thú vị là một số công ty đã bắt đầu cắt giảm nhân sự. Ngược lại, con số thất nghiệp của Úc lại bất ngờ giảm xuống mức 3.9%, từ ngưỡng 4.1% của tháng trước.

Thị trường lao động linh hoạt như vậy có thể dẫn đến việc cắt giảm tiền lương và chi tiêu của người tiêu dùng. Điều này có thể giúp kiểm soát lạm phát do cầu kéo. Những dữ liệu này đang làm thay đổi đáng kể kỳ vọng của thị trường về quyết định thay đổi lãi suất của RBA trong thời gian tới.

Tác động của dữ liệu kinh tế Trung Quốc tác động đến AUD/USD

Kinh tế Trung Quốc đang là "điểm nóng" ảnh hưởng trực tiếp đến đồng AUD. Các chỉ số như sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ và tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc sẽ là những thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả của các gói kích thích kinh tế mà Bắc Kinh đang triển khai.

Nếu các số liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy những dấu hiệu tích cực, có thể báo hiệu sự phục hồi của nền kinh tế. Đặc biệt, điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn với Úc bởi Trung Quốc hiện chiếm tới 1/3 thị trường xuất khẩu của nước này.

Gần đây, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc, Michele Bullock, đã nhấn mạnh về mối quan hệ phức tạp này. Bà đã chỉ ra rằng các động thái của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc có thể ảnh hưởng sâu sắc đến các điều khoản thương mại của Úc, từ đó tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước này.

Về cơ bản, sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc giờ đây không chỉ đơn thuần là vấn đề của riêng Trung Quốc, mà còn là một yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của Úc.

Phân tích kỹ thuật

Trong phiên giao dịch sắp tới, các nhà đầu tư sẽ đặc biệt chú ý đến chỉ số PMI dịch vụ của S&P Global. Những số liệu này có thể tác động đáng kể đến AUD/USD và kỳ vọng về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Nếu dữ liệu khu vực dịch vụ cho thấy những diễn biến tích cực, điều này có thể khiến Fed trở nên thận trọng hơn trong việc cắt giảm lãi suất. Kết quả là, khoảng cách lãi suất giữa Hoa Kỳ và Úc có thể sẽ thu hẹp lại hơn so với dự báo ban đầu, tạo ra những biến động thú vị trên thị trường ngoại hối.

Nếu Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giữ quan điểm hawkish hơn về lãi suất, AUD/USD có thể sẽ suy giảm và rơi xuống dưới mức 0.6362. Ngược lại, nếu dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ yếu hơn dự báo, đồng AUD có thể hồi phục và tiến đến ngưỡng cao hơn. Nếu cặp tiền bứt phá vượt qua đường trendline sẽ mở đường hướng tới EMA 50 ngày, một chỉ báo quan trọng khác trong phân tích kỹ thuật.

Về cơ bản, diễn biến của AUD/USD phụ thuộc rất nhiều vào quyết định chính sách của Fed và những tín hiệu từ nền kinh tế Hoa Kỳ.

AUD/USD Daily Chart sends bearish price signals.

Biểu đồ AUD/USD khung thời gian ngày

FX Empire

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI

Washington dường như quyết tâm giành thế thượng phong trong cuộc chạy đua vũ trang AI bằng bất cứ giá nào, kể cả là thiệt hại cho chính phe mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc không cố gắng giành chiến thắng?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ