Thuế quan của Mỹ đối với dược phẩm có nguy cơ gây thiếu hụt các loại thuốc generic giá rẻ

Thuế quan của Mỹ đối với dược phẩm có nguy cơ gây thiếu hụt các loại thuốc generic giá rẻ

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

14:25 21/04/2025

Phần lớn các loại thuốc được kê đơn ở Mỹ là thuốc generic được sản xuất ở các quốc gia có chi phí thấp hơn

Ngành công nghiệp thuốc generic đã cảnh báo rằng thuế quan của Mỹ đối với dược phẩm có nguy cơ gây ra tình trạng thiếu thuốc, bao gồm cả phương pháp điều trị ung thư, và các nhà sản xuất có thể ngừng sản xuất các sản phẩm không còn sinh lời. Đây là hệ lụy của thuế quan Hoa Kỳ.

Thuốc generic, là các phiên bản rẻ hơn của thuốc không còn được bảo vệ bằng sáng chế, chiếm khoảng 90% nguồn cung thuốc của Mỹ. Phần lớn được sản xuất bên ngoài nước Mỹ, ở các quốc gia có chi phí thấp hơn như Ấn Độ. Các thành phần hoạt tính được sử dụng trong các sản phẩm này thường đến từ Trung Quốc.

Cho đến nay, dược phẩm đã tránh được các mức thuế mới trên diện rộng của Mỹ. Nhưng Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần nói rằng ông có kế hoạch áp thuế lên lĩnh vực này, và Bộ Thương mại Mỹ trong tuần này cho biết họ đang điều tra những ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của việc nhập khẩu dược phẩm.

Bộ này có tối đa chín tháng để công bố kết luận của mình, nhưng Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick cho biết thuế quan có thể xảy ra sớm hơn, trong “một hoặc hai tháng tới”.

John Murphy, giám đốc điều hành của Hiệp hội Dược phẩm Dễ tiếp cận, một nhóm vận động hành lang của Mỹ, cho biết thuế quan sẽ không mang lại lợi ích cho bệnh nhân hoặc cải thiện an ninh của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ông cho biết các loại thuốc tiêm cũ hơn, chẳng hạn như hóa trị liệu điều trị ung thư, là “đặc biệt dễ bị tổn thương”.

“Đối với những loại thuốc generic đã được bán với tỷ suất lợi nhuận rất hẹp, bạn có thể thấy một tình huống mà về mặt tài chính, một số sản phẩm nhất định không thể đưa ra thị trường, làm thế đó đồng nghĩa với thua lỗ”, ông nói.

Murphy cho biết ông đang vận động Nhà Trắng để ngành này được biệt đãi, lập luận rằng có những cách khác để khuyến khích sản xuất trong nước nhiều hơn, và việc áp đặt chi phí cho một ngành vốn đã phải vật lộn với dòng tiền đầu tư sẽ không hiệu quả.

“Nguồn vốn từ đâu ra để chuyển đổi sản xuất nếu doanh thu gần như chỉ đủ chi phí hàng hóa?. . . Và có khả năng bị chết chìm trong thời gian ngắn vì thuế quan”, ông nói thêm.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ vốn đã phải vật lộn với nguồn cung cho một số sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận đặc biệt thấp: số lượng thuốc bị thiếu hụt đạt mức cao nhất mọi thời đại là 323 trong quý đầu tiên của năm ngoái, theo Hiệp hội Dược sĩ Hệ thống Y tế Hoa Kỳ, hiệp hội lớn nhất của các chuyên gia ngành dược ở Mỹ.

Mark Samuels, giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà sản xuất thuốc generic của Anh, cho biết chi phí thuế quan sẽ khó phân bỏ vì sự cạnh tranh gay gắt có nghĩa là giá cả đã “bị hạn chế đáng kể” và do đó sẽ có “khả năng thiếu hụt nhiều hơn”.

Ấn Độ sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề bởi thuế quan dược phẩm. Theo Liên minh Dược phẩm Ấn Độ, nước này chiếm 20% thị phần xuất khẩu thuốc generic toàn cầu và 60% thị phần cung cấp vắc xin giá rẻ.

Một số người trong ngành cho rằng thuế quan của Mỹ có thể khiến một số nhà sản xuất Ấn Độ phá sản. “Các sản phẩm dược phẩm của Ấn Độ sẽ trở nên đắt hơn ở thị trường Mỹ, điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm đáng kể thị phần của các công ty dược phẩm Ấn Độ chúng tôi”, B Partha Saradhi Reddy, chủ tịch của công ty generic Hetero và một nghị sĩ trong thượng viện Ấn Độ, cho biết vào tháng Ba. Điều này có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận cho các loại thuốc generic giá rẻ, khiến chúng kém cạnh tranh và “không khả thi” đối với các công ty sản xuất chúng, ông nói.

Premier, một tổ chức mua hàng theo nhóm mua thuốc cho hơn 4,000 bệnh viện ở Mỹ, cho biết sự thiếu hụt có thể gia tăng. Nhưng họ cho biết các hợp đồng ba năm của họ có nghĩa là các nhà sản xuất thuốc generic bị khóa giá, đồng thời cho biết họ thường bao gồm các điều khoản khiến các nhà sản xuất thuốc không cung cấp được cam kết chi trả chi phí mua sản phẩm lựa thay thế.

Thuế quan cũng có khả năng làm tăng giá cho người tiêu dùng. Ngân hàng ING của Hà Lan ước tính rằng một đơn thuốc kéo dài 24 tuần cho một loại thuốc điều trị ung thư generic có thể tốn thêm từ 8,000 đến 10,000 đô la nếu áp dụng mức thuế 25%.

Stephen Farrelly, người đứng đầu toàn cầu về dược phẩm và chăm sóc sức khỏe tại ING, cho biết những người “bị ảnh hưởng nặng nề nhất” là những người không có bảo hiểm, những người tự trả tiền thuốc, mặc dù những người có bảo hiểm y tế có thể phải đối mặt với phí bảo hiểm cao hơn trong thời gian tới.

Prashant Reddy, đồng tác giả của The Truth Pill, một cuốn sách về ngành dược phẩm của Ấn Độ, cho biết Mỹ gần như không có·lựa chọn ngoài việc mua từ Ấn Độ. “Rất nhiều loại thuốc này không được sản xuất ở bất kỳ nơi nào khác. Họ đang tự bắn vào chân mình vì thuế quan sẽ chỉ làm tăng giá ở Mỹ”, ông nói.

FT

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dữ liệu lạm phát của Vương quốc Anh đang được đo sai cách?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dữ liệu lạm phát của Vương quốc Anh đang được đo sai cách?

Sự thay đổi trong cách tính toán lạm phát của Anh đang đến gần, khi Cục Thống kê Quốc gia Anh (ONS) chuẩn bị tích hợp dữ liệu máy quét từ các siêu thị vào chỉ số giá tiêu dùng. Việc này hứa hẹn sẽ cung cấp cái nhìn chính xác hơn về giá trị thực mà người tiêu dùng trả cho hàng hóa, thay vì chỉ dựa vào mức giá niêm yết. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra tranh cãi khi ONS vẫn bỏ qua các mức giá giảm từ thẻ khách hàng thân thiết, chẳng hạn như giá Clubcard của Tesco. Liệu dữ liệu máy quét có thực sự giúp đo lường lạm phát chính xác hơn và mang lại thay đổi lớn cho nền kinh tế Anh?
Liên minh Châu Âu đối mặt với chiến tranh thương mại trên nhiều mặt trận
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liên minh Châu Âu đối mặt với chiến tranh thương mại trên nhiều mặt trận

Liên minh Châu Âu đang đối mặt với một loạt thử thách lớn trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang ngày càng gia tăng. Với sự trỗi dậy của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, các chính sách thương mại đã biến thành công cụ quyền lực, đe dọa sự ổn định của khối.
Trump đứng trước cơ hội lịch sử: Tái tạo WTO và dẫn dắt thương mại công bằng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump đứng trước cơ hội lịch sử: Tái tạo WTO và dẫn dắt thương mại công bằng

Tổng thống Donald Trump, một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất trong chính trị toàn cầu, đang đứng trước cơ hội tạo ra một thay đổi đột phá trong thương mại quốc tế. Liệu ông có thể tái tạo một Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mới, mang tính công bằng và mang lại những thay đổi tích cực cho nền kinh tế toàn cầu?
Thị trường có đang quá hoảng loạn trước cơn bão thuế quan?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường có đang quá hoảng loạn trước cơn bão thuế quan?

Khi Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế mới, thế giới tài chính, chính trị và truyền thông lập tức rơi vào trạng thái hỗn loạn. Cơn hoảng loạn tưởng chừng như sẽ đẩy toàn cầu vào một thời kỳ đen tối mới, nhưng chính sự phản ứng thái quá này lại trở thành "liều thuốc" tự điều chỉnh. Giữa những lời đồn đoán về sự kết thúc của toàn cầu hóa, câu hỏi đặt ra là: liệu thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, hay chỉ đơn giản là tạm chệch hướng rồi sẽ sớm quay trở lại quỹ đạo?
Liệu Mỹ có đang tự đánh mất vị thế trung tâm của mình?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu Mỹ có đang tự đánh mất vị thế trung tâm của mình?

Mỹ đang đối mặt với một loạt thử thách lớn trong vai trò trung tâm tài chính toàn cầu. Mặc dù vẫn giữ ảnh hưởng mạnh mẽ, sự bất ổn trong chính sách thương mại, sự thay đổi trong mối quan hệ quốc tế và những mối đe dọa đối với đồng đô la đang khiến vị thế của đất nước này trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Liệu Mỹ có thể duy trì sự thống trị này, hay những sự lựa chọn thay thế đang dần xuất hiện và gây lo ngại cho tương lai?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ