Thị trường kỳ vọng chính phủ Nhật can thiệp bằng ngôn từ khi JPY tiếp tục giảm

Thị trường kỳ vọng chính phủ Nhật can thiệp bằng ngôn từ khi JPY tiếp tục giảm

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

14:02 23/06/2023

Giới giao dịch tại Tokyo đang chờ đợi những bình luận chính thức từ các nhà chức trách Nhật, khi đồng yên giảm xuống ngưỡng mà chính phủ đã can thiệp vào năm ngoái.

Thị trường kỳ vọng chính phủ Nhật can thiệp bằng lời nói khi JPY tiếp tục giảm
Thị trường kỳ vọng chính phủ Nhật can thiệp bằng lời nói khi JPY tiếp tục giảm

Tỷ giá USD/JPY giao dịch trên mức 143.0 vào thứ Sáu, sau khi giảm gần 1% trong phiên trước đó. Đồng JPY cũng thấp kỷ lục so với CHF và giảm xuống mức được thấy lần cuối năm 2008 so với Euro.

Sự phân kỳ ngày càng lớn giữa chính sách tiền tệ nới lỏng của Nhật Bản và xu hướng diều hâu của các ngân hàng trung ương khác tiếp tục đè nặng lên đồng yên. Các quan chức đã cảnh báo rằng họ đang theo dõi chặt chẽ các động thái và sẵn sàng hành động, như họ đã làm vào cuối năm ngoái. Khi đó, tỷ giá USD/JPY tăng lên mức 146, khiến chính phủ Nhật Bản phải can thiệp để hỗ trợ đồng yên lần đầu tiên kể từ năm 1998.

Kristina Clifton, nhà kinh tế tại Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Sự tương phản rõ rệt giữa Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và các ngân hàng trung ương lớn khác cho thấy đồng yên có vẻ sẽ còn giảm hơn nữa trong thời gian tới. Đồng yên yếu có thể thúc đẩy chính quyền Nhật Bản can thiệp bằng ngôn từ.”

Sự gia tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc vào thứ Năm sau khi các ngân hàng trung ương lớn cảnh báo về khả năng tiếp tục tăng lãi suất là một trong những nguyên nhân khiến đồng Yên yếu đi. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết Hoa Kỳ có thể cần thêm một hoặc hai lần tăng lãi suất trong năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo rằng họ có thể phải tăng lãi suất một lần nữa sau lần tăng 50bps vừa qua.

Việc thị trường đi gần về giai đoạn cuối quý, và các doanh nghiệp bắt đầu phòng hộ rủi ro cũng góp phần khiến đồng Yên trượt giá. Các nhà giao dịch cho rằng con đường hướng tới mốc 145 của USD/JPY sẽ không gặp nhiều trở ngại.

Chris Weston, trưởng bộ phận nghiên cứu của Pepperstone Group, cho biết: “Sự can thiệp bằng ngôn từ hiện đang thực sự là một khả năng có thể xảy ra. Hoặc BOJ có thể điều chỉnh chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, nhưng điều này có vẻ ít có khả năng xảy ra trong lúc này."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dữ liệu lạm phát của Vương quốc Anh đang được đo sai cách?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dữ liệu lạm phát của Vương quốc Anh đang được đo sai cách?

Sự thay đổi trong cách tính toán lạm phát của Anh đang đến gần, khi Cục Thống kê Quốc gia Anh (ONS) chuẩn bị tích hợp dữ liệu máy quét từ các siêu thị vào chỉ số giá tiêu dùng. Việc này hứa hẹn sẽ cung cấp cái nhìn chính xác hơn về giá trị thực mà người tiêu dùng trả cho hàng hóa, thay vì chỉ dựa vào mức giá niêm yết. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra tranh cãi khi ONS vẫn bỏ qua các mức giá giảm từ thẻ khách hàng thân thiết, chẳng hạn như giá Clubcard của Tesco. Liệu dữ liệu máy quét có thực sự giúp đo lường lạm phát chính xác hơn và mang lại thay đổi lớn cho nền kinh tế Anh?
Liên minh Châu Âu đối mặt với chiến tranh thương mại trên nhiều mặt trận
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liên minh Châu Âu đối mặt với chiến tranh thương mại trên nhiều mặt trận

Liên minh Châu Âu đang đối mặt với một loạt thử thách lớn trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang ngày càng gia tăng. Với sự trỗi dậy của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, các chính sách thương mại đã biến thành công cụ quyền lực, đe dọa sự ổn định của khối.
Trump đứng trước cơ hội lịch sử: Tái tạo WTO và dẫn dắt thương mại công bằng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump đứng trước cơ hội lịch sử: Tái tạo WTO và dẫn dắt thương mại công bằng

Tổng thống Donald Trump, một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất trong chính trị toàn cầu, đang đứng trước cơ hội tạo ra một thay đổi đột phá trong thương mại quốc tế. Liệu ông có thể tái tạo một Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mới, mang tính công bằng và mang lại những thay đổi tích cực cho nền kinh tế toàn cầu?
Thị trường có đang quá hoảng loạn trước cơn bão thuế quan?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường có đang quá hoảng loạn trước cơn bão thuế quan?

Khi Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế mới, thế giới tài chính, chính trị và truyền thông lập tức rơi vào trạng thái hỗn loạn. Cơn hoảng loạn tưởng chừng như sẽ đẩy toàn cầu vào một thời kỳ đen tối mới, nhưng chính sự phản ứng thái quá này lại trở thành "liều thuốc" tự điều chỉnh. Giữa những lời đồn đoán về sự kết thúc của toàn cầu hóa, câu hỏi đặt ra là: liệu thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, hay chỉ đơn giản là tạm chệch hướng rồi sẽ sớm quay trở lại quỹ đạo?
Liệu Mỹ có đang tự đánh mất vị thế trung tâm của mình?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu Mỹ có đang tự đánh mất vị thế trung tâm của mình?

Mỹ đang đối mặt với một loạt thử thách lớn trong vai trò trung tâm tài chính toàn cầu. Mặc dù vẫn giữ ảnh hưởng mạnh mẽ, sự bất ổn trong chính sách thương mại, sự thay đổi trong mối quan hệ quốc tế và những mối đe dọa đối với đồng đô la đang khiến vị thế của đất nước này trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Liệu Mỹ có thể duy trì sự thống trị này, hay những sự lựa chọn thay thế đang dần xuất hiện và gây lo ngại cho tương lai?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ