Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu chịu áp lực bán sau công bố CPI của Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu chịu áp lực bán sau công bố CPI của Mỹ

Bùi Hải Đăng

Bùi Hải Đăng

Junior Analyst

19:04 12/01/2024

Các chỉ số chứng khoán tại Mỹ và châu Âu đồng loạt quay đầu giảm sau khi lạm phát Mỹ cao hơn dự báo.

FTSE 100 phục hồi nhẹ sau khi GDP của Anh tăng

​FTSE 100 đã giảm xuống đường SMA 200 ngày tại 7,573 vào thứ Năm vừa qua, sau khi chỉ số CPI của Mỹ cao hơn dự kiến, và hiện đang cố gắng hồi phục vào ngày giao dịch cuối cùng của tuần khi GDP của Anh tăng nhẹ.

Kháng cự hiện tại của chỉ số nằm từ 7,635 đến 7,647, xa hơn nữa là đỉnh của thứ Năm tại 7,694. Động lượng giảm sẽ vẫn được duy trì nếu FTSE 100 không vượt qua được ngưỡng 7,694.

​Nếu chỉ số quay trở lại dưới mức thấp của thứ Năm tại 7,573, FTSE 100 có khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh về phía đường SMA 55 ngày và đường xu hướng tăng từ tháng 10 đến tháng 1 từ 7,548 đến 7,546.

Biểu đồ FTSE 100 khung ngày

​CAC 40 quay trở lại ngưỡng thấp nhất trong tuần

​Chỉ số chứng khoán CAC 40 của Pháp vẫn đang giao dịch trong một biên hẹp giữa 7,488 và 7,351 khi kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất bị giảm bớt.

​Hiện chỉ số này đang điều chỉnh xuống mức thấp của ngày thứ Năm tại 7,415, xa hơn nữa là đáy của tuần trước tại 7,351. Đà giảm của CAC 40 có thể sẽ tiếp tục kéo dài nếu không thể vượt qua được đỉnh của ngày thứ Sáu tại 7,457.

Biểu đồ CAC 40 khung ngày

​Russell 2000 tiếp tục giảm

​Russell 2000 hiện vẫn đang giao dịch trong một biên hẹp trong khi chờ đợi dữ liệu PPI của Mỹ và báo cáo KQKD quý 4 của các doanh nghiệp.

​Tuy nhiên, sự tăng trở lại của lạm phát Mỹ đã đẩy chỉ số này xuống từ mức cao trong tuần là 1,992 xuống 1,933. Nếu động lượng giảm tiếp tục gia tăng, ngưỡng thấp nhất trong tuần trước tại 1,921 sẽ lọt vào tầm ngắm.

​Mức kháng cự hiện tại của chỉ số nằm từ 1,986 đến 1,991. Đây là các vùng mà giá cần phải vượt qua nếu muốn tiếp tục xu hướng tăng trong trung hạn.

Biểu đồ Russell 2000

DailyFX

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI

Washington dường như quyết tâm giành thế thượng phong trong cuộc chạy đua vũ trang AI bằng bất cứ giá nào, kể cả là thiệt hại cho chính phe mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc không cố gắng giành chiến thắng?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ