Sự phục hồi thần kỳ của kinh tế Mỹ sau Covid-19 và bài học cho tương lai

Sự phục hồi thần kỳ của kinh tế Mỹ sau Covid-19 và bài học cho tương lai

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

17:03 09/08/2021

Quá trình phục hồi nhanh chóng của kinh tế Mỹ có thể sẽ mang tới những góc nhìn mới trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai

Vào ngày 19/07 vừa qua, Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ đã chính thức công bố cuộc khủng hoảng Covid-19 chỉ kéo dài trong 2 tháng từ tháng 3 đến tháng 4/2020. Điều này khiến cho cuộc khủng hoảng lần này mặc dù có quy mô lớn nhất nhưng cũng kết thúc một cách nhanh nhất trong lịch sử. Câu hỏi được đặt ra về định nghĩa của suy thoái kinh tế được nêu ra bởi cơ quan này đó là:" một sự sụt giảm đáng kể của hoạt động kinh tế trên diện rộng và kéo dài trong nhiều tháng". 

Sự phục hồi của GDP đã diễn ra tương đối nhanh chóng. Tốc độ tăng GDP 33.8% đạt được hồi Quý 3/2020 cao gấp đôi so với mức tăng theo quý cao thứ 2 vào giai đoạn sau chiến tranh. Theo báo cáo từ Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ, sản lượng đầu ra của nền kinh tế đã trở lại mức trước đại dịch vào Quý 2 năm nay. Mặc dù khá đặc biệt, sự phục hồi này cũng có một số nét tương đồng với các giai đoạn tương tự trước đây và giúp cho các nhà kinh tế thấu hiểu hơn các biện pháp cần thiết trong những thời điểm khó khăn của nền kinh tế.

Các giai đoạn phục hồi của kinh tế Mỹ gần đây thường không đi cùng với diễn biến của thị trường việc làm khi thường mất nhiều thời gian hơn để phục hồi so với sản lượng GDP chung. Trong 7 cuộc suy thoái từ 1948 đến 1980, thường mất trung bình khoảng 5 quý để GDP trở lại mức trước suy thoái. Thời gian trung bình đối với việc làm là dài hơn ở mức khoảng 6 quý. Tuy nhiên, từ những năm 1980 trở đi, sự phục hồi của việc làm đã tụt lại phía sau so với GDP. Trong 4 cuộc suy thoái trước Covid-19, GDP trung bình chỉ mất khoảng 6 quý để trở lại mức đỉnh. Trong khi đó, tình hình việc làm chỉ có thể trở lại mức đỉnh trong khoảng 15 quý.

Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, có khoảng 22 triệu việc làm bị mất từ tháng 2 đến tháng 4/2020 và đã có khoảng 16.6 triệu trong số đó đã được phục hồi tới nay. Tuy vậy, điều này vẫn đang đi sau sự phục hồi của GDP. Bất chấp việc GDP đã tạo mức đỉnh mới trong Quý 2 năm nay, số lượng việc làm vẫn đang thấp hơn khoảng 4% so với mức trước đại dịch. Ngoài ra, sự tăng vọt của sản lượng đầu ra bình quân trên 1 người lao động cũng khá tương đồng với giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Điều này có vẻ cho thấy năng suất lao động tại Mỹ đã được nâng lên đáng kể. Đại dịch đã khiến cho nhiều công ty buộc phải áp dụng các công nghệ và mô hình kinh doanh mới. Năng suất lao động trong một số lĩnh vực thậm chí chứng kiến mức tăng vượt trội như tại ngành bán lẻ với mức tăng gần 8% trong năm 2020. Điều này còn phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu lao động. Lao động trong các ngành nhà hàng, du lịch, khách sạn với năng suất thường ở mức thấp, hiện vẫn đang thấp hơn khoảng 10% so với trước đại dịch so với mức chênh lệch chỉ 3% trong các ngành sản xuất.

Việc năng suất lao động tăng mạnh sau các giai đoạn suy thoái là một điều không quá bất ngờ. Trong một nghiên cứu công bố vào năm 2012, Nir Jaimovich từ trường đại học Zurich và Henry Siu từ trường đại học British Columbia đã phân tích sự thu hẹp của các công việc với những quy trình đơn giản và lặp đi lặp lại. Họ nhận định rằng những công việc này rất nhạy cảm với quá trình tự động hóa hay thuê ngoài và do đó có xu hướng bị cắt giảm trong những giai đoạn suy thoái. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân khiến cho sự phục hồi của số lượng việc làm bị trễ hơn so với GDP kể từ giữa những năm 1980 đến nay. Tuy vậy, sản lượng đầu người lại có phần trì trệ trong giai đoạn này có thể do sự phục hồi chậm chạp của nhóm lao động thu nhập thấp trong ngành dịch vụ.

Sự phục hồi lần này có thể chỉ ra liệu một chính sách đối phó mạnh mẽ hơn có thể mang tới một kết quả tích cực hơn. Trái ngược với các giai đoạn phục hồi trước đây, sự phục hồi lần này là nhanh chóng hơn rất nhiều nhờ mức độ chi tiêu tài khóa khổng lồ tương đương so với trong giai đoạn Thế chiến 2. Trong quý đầu tiên của quá trình phục hồi, GDP đã tăng 12%. Tốc độ này tiếp tục được duy trì trong năm nay. IMF dự báo GDP của Mỹ sẽ tăng 7% trong năm 2021 và 5% trong năm 2022.

Vậy tương lai nào sẽ xảy ra tiếp theo đối với việc làm và năng suất lao động? Một kịch bản đó là quá trình mở rộng của nền kinh tế vẫn tiếp diễn tuy nhiên xu hướng tăng của năng suất lao động chững lại. Nhu cầu tiêu dùng sẽ khiến cho lao động đổ về các ngành dịch vụ với mức thâm dụng lao động lớn. Hệ quả đó là sự phục hồi mạnh mẽ của việc làm nhưng năng suất lao động sụt giảm. Để trở lại mức trước đại dịch, số lượng việc làm sẽ phải tăng đạt mức 166 triệu vào cuối năm 2022 so với mức 147 triệu hiện tại. Điều này đồng nghĩa sẽ có thêm khoảng 14 triệu việc làm hơn so với tháng 2/2020, khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.5%. Một khả năng khác đó là các ngành sản xuất với năng suất cao có thể trả mức lương cao hơn để thu hút lao động từ các ngành dịch vụ. Điều này sẽ giúp cho số lượng việc làm tiếp tục phục hồi đồng thời giữ được mức năng suất đầu ra ở mức cao. 

Và dẫu cho kịch bản nào có xảy ra thì quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ vẫn sẽ tiếp diễn và sẽ còn mang tới nhiều bài học trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thấy được gì sau cơn sốt cổ phiếu Meme trên thị trường chứng khoán?
Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

Thấy được gì sau cơn sốt cổ phiếu Meme trên thị trường chứng khoán?

Các nhà đầu tư cá nhân hò reo nhau trên các nền tảng mạng xã hội để cùng nhau mua vào những cổ phiếu bị các quỹ bán khống. Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại đã rất khác so với năm 2021, khi đám đông bán lẻ có thể kéo lãi suất chạm đáy, lạm phát ở mức dễ chịu, và thương mại điện tử gia tăng để có thể biện minh cho mức định giá cao chót vót. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc một số nhận định cơ bản từ hiện tượng này.
Seeking Alpha: Liệu giá dầu đã tạo xong đáy hay chưa?
Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

Seeking Alpha: Liệu giá dầu đã tạo xong đáy hay chưa?

Giá dầu thô Brent và WTI đã có tuần dao động trong biên độ thấp nhất (khoảng $3/thùng) kể từ tháng Ba và xu hướng đã giảm kể từ khi vượt các mốc kháng cự quan trọng. Tuy nhiên, bài viết dưới đây nhận định giá dầu đang tạo đáy. Hãy cùng đọc những phân tích chuyên sâu.
Làn sóng lạm phát hiện tại sẽ còn kéo dài
Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

Làn sóng lạm phát hiện tại sẽ còn kéo dài

Lạm phát tháng 4 đã phá huỷ mọi nỗ lực của Fed, giữ tỉ lệ ở mức 0.3% trong tháng và 3.4% trong năm. Hai làn sóng lạm phát: lạm phát do cầu kéo (demand-pull) trong ngắn hạn và lạm phát do chi phí đẩy (cost-push) kéo dài đến từ việc in thêm quá nhiều tiền. Kế hoạch của Fed nhằm thu hẹp bảng cân đối kế toán trị giá 8 nghìn tỷ USD là một thử nghiệm chưa từng có, tiềm ẩn những rủi ro nghiêm trọng.
Việc tăng thuế lên xe điện Trung Quốc có thể không giải quyết được gì
Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

Việc tăng thuế lên xe điện Trung Quốc có thể không giải quyết được gì

Chính quyền Biden đã áp mức thuế mới đối với xe điện, tấm pin mặt trời và pin dành cho xe điện của Trung Quốc. Động thái này nhằm bảo vệ ngành năng lượng sạch của Mỹ khỏi sự thống trị của Trung Quốc. Trung Quốc có thể đáp trả bằng cách áp thuế đối với xe điện của Mỹ và nhắm mục tiêu vào xuất khẩu nông sản của Mỹ, có khả năng làm leo thang xung đột thương mại. Bài phân tích bên dưới về quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, sự hiện diện của nước này trong ngành xe điện toàn cầu và khả năng trả đũa từ Trung Quốc cho thấy Mỹ không thể thu được nhiều lợi ích từ các mức thuế này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ