S&P 500 phục hồi bất chấp dữ liệu kinh tế tiêu cực từ Mỹ

S&P 500 phục hồi bất chấp dữ liệu kinh tế tiêu cực từ Mỹ

Trần Kiều Oanh

Trần Kiều Oanh

Junior Analyst

11:02 24/06/2022

S&P 500 tăng điểm vào cuối phiên giao dịch. Tuy vậy, đà tăng có thể chỉ kéo dài trong ngắn hạn đặc biệt khi dữ liệu kinh tế Mỹ xấu đi.

S&P 500 (đồ thị D1)
S&P 500 (đồ thị D1)

Chứng khoán Hoa Kỳ tăng điểm cuối ngày hôm qua sau phần lớn phiên khá ảm đạm. S&P 500 tăng 0.95% lên 3,795, nhưng chưa thể chạm ngưỡng 3,800 do lực mua còn yếu. Trader cần chú ý theo dõi thị trường do triển vọng kinh tế ảm đạm đối với các tài sản rủi ro.

Dữ liệu kinh tế vĩ mô của Mỹ cho thấy hoạt động kinh tế yếu kém cuối quý II, với PMI sản xuất và dịch vụ tháng 6 giảm xuống mức thấp nhất tháng 5 tại 51.2 trong bối cảnh nhu cầu suy yếu.

Tâm lý thị trường bị chi phối bởi lo ngại suy thoái gia tăng khiến lợi suất Mỹ giảm do thị trường đặt cược việc Fed thay đổi, bắt đầu tạm dừng chu kỳ thắt chặt trong năm tới. Tuy nhiên đây chỉ là kịch bản được đồn đoán trong tương lai, hiện tại Fed vẫn rất hawkish với quyết tâm khôi phục ổn định giá.

Tiêu điểm lịch kinh tế tuần tới bao gồm: Dữ liệu đơn đặt hàng lâu bền, Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 6 và PCE tháng 5.

Hoạt động tái cân bằng cuối tháng/quý có thể hỗ trợ chứng khoán phục hồi. Tuy nhiên, bất kỳ đà tăng nào cũng sẽ chỉ trong ngắn hạn khi thị trường đang có xu hướng hạn chế nắm giữ tài sản rủi ro trước thềm mùa báo cáo tài chính quý II, được dự báo sẽ vô cùng ảm đạm.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT S&P 500

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh trong tuần trước nhưng chưa thể phá qua vùng hỗ trợ trải dài từ 3,700-3,655. Phe bò sẽ có thêm động lực nếu vượt được ngưỡng kháng cự 3,810, tiếp theo là đỉnh 4,000. Nếu phe bán giành quyển kiểm soát, mục tiêu tiếp theo sẽ là 3,700/3,655, tiếp đến là khu vực 3,500.

Dailyfx

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi

Các CEO phương Tây cần cắp sách theo học các nước đang phát triển để biết cách ứng phó với những người đàn ông quyền lực với tình hình chính trị bất ổn và các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ