S&P 500: Củng cố triển vọng giảm, chờ đợi quyết định từ FOMC

S&P 500: Củng cố triển vọng giảm, chờ đợi quyết định từ FOMC

Trần Kiều Oanh

Trần Kiều Oanh

Junior Analyst

07:54 14/06/2022

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ vào đầu tuần do lo ngại Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn nữa trước những diễn biến tiêu cực của lạm phát gần đây.

S&P 500 (đồ thị D1)
S&P 500 (đồ thị D1)

Chứng khoản Mỹ giảm mạnh hôm thứ Hai, ảnh hưởng bởi lợi suất Mỹ tăng vọt khi thị trường đưa ra dự đoán về mức tăng 75bps của Fed trong cuộc họp ngày mai, khẳng định lập trường cứng rắn của NHTW trong cuộc chiến chống lạm phát.

S&P 500 giảm 3.88% xuống còn 3,749, thiết lập đáy mới trong năm 2022, bước vào thị trường gấu (giảm hơn 20% từ đỉnh) lần đầu kể từ năm 2020. Nasdaq 100 cũng bị ảnh hưởng nặng nề, giảm 4.60%.

Fed sẽ đưa ra quyết định lãi suất tháng 6 trong cuộc họp ngày mai. Các tổ chức tài chính phố Wall kỳ vọng lãi suất tăng 0.5% lên 1.00-1.50%. Một số trader chờ đợi động thái tăng lãi suất quyết liệt hơn từ Fed sau báo cáo lạm phát.

CPI tháng 5 tăng 1.0% MoM, hay 8.6% YoY, mức tăng cao nhất kể từ năm 1981, cho thấy lạm phát chưa đạt đỉnh trong quý I như dự báo. Giá năng lượng tăng 4.1%, giá xăng trung bình tăng 10% so với tháng trước, cho thấy triển vọng CPI chạm ngưỡng 9% trong mùa hè này, tạo đỉnh chu kỳ mới.

Giá tiêu dùng tăng cao gây áp lực lên lập trường chính sách của FOMC. Khả năng cao Fed sẽ đi theo kịch bản tăng lãi suất thêm 50bps để đảm bảo bình ổn thị trường giống như những gì Chủ tịch Jerome Powell đã cam kết về việc đưa ra những quyết định chắc chắn trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Áp lực lạm phát gia tăng buộc các nhà hoạch định chính sách phải quyết liệt hơn trong cuộc chiến khôi phục ổn định giá bằng cách thắt chặt, giảm nhu cầu tiêu thụ dư thừa. Điều này đồng nghĩa với việc Fed phải chấp nhận gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và gây áp lực lên thị trườnng chứng khoán, chấp nhận việc giá cổ phiếu lao dốc nửa cuối năm nay. Các quan chức Fed cần lựa chọn thắt chặt lãi suất 50bps cho đến cuối năm hoặc điều chỉnh mức tăng lên 75bps, điều chưa từng xảy ra trong 28 năm qua. Nếu kịch bản thứ hai xảy ra, lợi suất Mỹ sẽ tăng vọt, gây ra một đợt bán tháo ồ ạt trên phố Wall. Vì những lý do này mà S&P 500 và Nasdaq 100 vẫn duy trì xu hướng giảm trong những ngày tới.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT S&P 500

Sau đợt bán tháo hôm thứ Hai, S&P 500 đã thiết lập đáy mới trong năm 2022, chính thức đóng cửa trong thị trường gấu, củng cố triển vọng tiêu cực ngắn hạn. Nếu S&P 500 giữ vững vùng hỗ trợ kéo dài từ 3,700-3,735, chỉ số này có thể phục hồi trong bối cảnh thị trường risk-off, khi tất cả đang đợi quyết định lãi suất từ FOMC.

Dailyfx

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump đã tạo cơ hội cho EUR cạnh tranh với đồng USD
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump đã tạo cơ hội cho EUR cạnh tranh với đồng USD

Từ lâu, Liên minh châu Âu (EU) đã khao khát EUR có thể cạnh tranh với USD để giành vị thế thống trị toàn cầu, hoặc ít nhất là đạt được chủ quyền tiền tệ ngay tại khối. Giờ đây, việc Washington tự phá hoại dưới thời Donald Trump là một cơ hội vàng để hiện thực hóa giấc mơ đó.
Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi

Các CEO phương Tây cần cắp sách theo học các nước đang phát triển để biết cách ứng phó với những người đàn ông quyền lực với tình hình chính trị bất ổn và các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ