Sốc: Mối quan hệ Nga-Ả Rập Xê Út lại rạn nứt, cuộc họp OPEC+ có thể bị trì hoãn!

Sốc: Mối quan hệ Nga-Ả Rập Xê Út lại rạn nứt, cuộc họp OPEC+ có thể bị trì hoãn!

17:29 04/04/2020

Cuộc họp của OPEC+ để cố gắng chấm dứt cuộc chiến giá dầu khó có thể diễn ra ngày thứ Hai như dự kiến ​​trước đó, khi Riyadh và Moscow tham gia vào cuộc khẩu chiến về việc ai phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của giá dầu.

Liên minh OPEC+ cần thêm thời gian cho các cuộc đàm phán, một đại biểu quen thuộc với vấn đề này cho biết, tuy nhiên có nói thêm rằng cuộc họp vẫn có thể diễn ra vài ngày sau đó.

Ả Rập Xê Út đã thực hiện một cuộc tấn công ngoại giao chĩa mũi nhọn vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, tạo ra rạn nứt mới giữa hai nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và đe doạ cho một thỏa thuận cắt giảm sản xuất.

Trong một tuyên bố vào đầu ngày thứ Bảy, Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê Út Faisal bin Farhan cho biết những bình luận của ông Putin đổ lỗi cho Riyadh về việc chấm dứt hiệp ước OPEC+ vào tháng Ba là hoàn toàn không đúng sự thật.

Những lời chỉ trích trực tiếp nhắm vào Putin, lặp lại trong một tuyên bố của Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập, đe dọa một thỏa thuận mới nhằm ổn định một thị trường dầu mỏ trước đó vốn đang rơi vào hỗn loạn bởi cuộc chiến toàn cầu chống lại Covid-19. Tổng thống Donald Trump đã dành nhiều giờ hội đàm qua điện thoại vào tuần trước để môi giới cho một thỏa thuận trong cuộc chiến giá cả kéo dài một tháng giữa Moscow và Riyadh.

OPEC+ ban đầu định tổ chức cuộc họp qua cầu truyền hình vào thứ Hai, nhưng dự tính của họ hiện có thể bị trì hoãn vài ngày để có thêm thời gian đàm phán, một đại biểu quen thuộc với vấn đề này cho biết.

Triển vọng của một thỏa thuận mới đã thúc đẩy giá dầu tăng tới 50% tuần này khi giới đầu tư có niềm tin được giải thoát khỏi tình trạng dư cung khủng khiếp gây ra bởi sự dừng hoạt động của các nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong một nỗ lực để ngăn chặn đại dịch Covid-19. Với hàng tỷ người buộc phải ở nhà, nhu cầu xăng, dầu và vận tải hàng không đã giảm khoảng 35 triệu thùng mỗi ngày.

“Nga là bên đã từ chối cho một thoả thuận” - Bộ Ngoại giao Ả Rập Xê Út cho biết. “Vương quốc Ả Rập và 22 quốc gia khác đã cố gắng thuyết phục Nga cắt giảm thêm và gia hạn thỏa thuận”.

Được tài trợ bởi Trump, người đang rất lo lắng về tương lai của ngành công nghiệp dầu đá phiến tại Mỹ, động lực cho một thỏa thuận mới đã được củng cố trong những ngày gần đây.

Trò chơi đổ lỗi!

Putin thừa nhận sự cần thiết của một thỏa thuận vào thứ Sáu, nói rằng Nga sẵn sàng đóng góp vào sự cắt giảm sản lượng.

Nhưng ông cũng quy trách nhiệm cho vòng xoáy giảm giá về Ả Rập Xê Út.

“Đây là hành động của các đối tác của chúng tôi đến từ Ả Rập Xê Út, họ gia tăng sản xuất và thông báo rằng họ thậm chí đã sẵn sàng giảm giá dầu đã góp phần gây ra sự cố, cùng với nhu cầu tiêu thụ giảm do virus Corona”, Putin nói.

“Điều này rõ ràng có liên quan đến những nỗ lực của Ả Rập Xê Út để loại bỏ các đối thủ sản xuất cái gọi là dầu đá phiến”, ông Putin tiếp tục. “Để làm được điều đó, giá cần dưới 40 đô la một thùng. Và họ đã thành công trong việc đó. Nhưng chúng tôi không cần điều đó, chúng tôi không bao giờ đặt mục tiêu như vậy”.

Trên thực tế, tại thời điểm thỏa thuận sụp đổ, các quan chức Nga cho biết họ đã tìm cách làm điều đó: sử dụng giá thấp hơn để buộc các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ rời khỏi thị trường và đảo ngược sự đi xuống về thị phần mà họ đã trải qua trong những năm gần đây.

Kể từ khi thỏa thuận ban đầu của OPEC+ sụp đổ tại cuộc họp ngày 5/3 tại Vienna, Ả Rập Xê Út đã lập luận rằng Nga quyết định bỏ đi và là bên đầu tiên nói rằng các nước được tự do bơm càng nhiều càng tốt.

Hoàng tử Abdulaziz, bộ trưởng năng lượng và là anh em cùng cha khác mẹ của Thái tử Mohamed bin Salman, đã đưa ra quan điểm tương tự trong tuyên bố hôm thứ Bảy.

“Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga tuyên bố với truyền thông trước tiên rằng tất cả các nước tham gia đều được miễn trừ các cam kết của họ”, ông nói. “Điều này dẫn đến quyết định của các quốc gia là tăng sản lượng của họ để bù đắp giá thấp hơn và khắc phục cho việc mất lợi nhuận của họ”.

Nhưng sự kết thúc của thoả thuận OPEC+, lần đầu tiên được thông qua vào năm 2016, đã phản ánh những căng thẳng kéo dài giữa hai thành viên quan trọng nhất trong liên minh 24 quốc gia. Ả Rập Xê Út vốn gánh vác phần lớn mức giảm sản lượng cho thoả thuận cũ, thậm chí sản xuất dưới công suất hơn 2 triệu thùng, trong khi Nga cũng đóng góp mức giảm nhiều trên danh nghĩa.

Ả Rập Xê Út đã tăng sản lượng lên mức kỷ lục 12 triệu thùng mỗi ngày trong tháng qua và có động thái giảm giá ồ ạt, đã khẳng định một thỏa thuận mới phải có sự đóng góp đáng kể từ tất cả các quốc gia OPEC+ và các nhà sản xuất lớn ngoài liên minh, bao gồm cả Hoa Kỳ và Canada.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 13/05: Hậu "fomo" ngày 10/05, chỉ chưa đến ba ngày, người mua vàng tạm lỗ hơn 6 triệu đồng/lượng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá vàng hôm nay 13/05: Hậu "fomo" ngày 10/05, chỉ chưa đến ba ngày, người mua vàng tạm lỗ hơn 6 triệu đồng/lượng

Ngày 10/05, giá vàng miếng SJC lên đỉnh 92.4 triệu đồng/lượng, chênh lệch với giá vàng thế giới lúc này lên đến 20 triệu đồng/lượng. Chứng kiến tình trạng trên, Chính phủ đã họp khẩn và yêu cầu siết quản lý thị trường vàng trong thời gian tới. Ngay lập tức, giá vàng SJC mất mốc 90 triệu đồng/lượng chỉ sau chưa đầy ba ngày và vẫn đang liên tục giảm.
Vàng bứt phá: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng, nhưng liệu Fed có "quay xe" giảm lãi suất?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Vàng bứt phá: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng, nhưng liệu Fed có "quay xe" giảm lãi suất?

Giá vàng đã phục hồi đà tăng vào thứ Năm và tăng hơn 1% do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, làm giảm sức hấp dẫn của đồng USD. Dữ liệu thị trường lao động của Hoa Kỳ yếu hơn, làm tăng khả năng Fed cắt giảm lãi suất mặc dù đang phải đối phó với áp lực lạm phát.
Giá vàng hôm nay 10/05: Chính thức cán mốc 90 triệu VND/lượng rồi bà con ơi! Quả này vàng mà lên 100 triệu VND/lượng thì...
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá vàng hôm nay 10/05: Chính thức cán mốc 90 triệu VND/lượng rồi bà con ơi! Quả này vàng mà lên 100 triệu VND/lượng thì...

Cuối ngày hôm qua 09/05, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 89.2 triệu VND/lượng, tăng mạnh so với đầu ngày khi tưởng chừng như mức giá 88 triệu VND/lượng niêm yết vào lúc sáng đã là mức cao. Nhưng không, vàng càng đánh càng hay, so với rạng sáng qua, giá vàng SJC đã được điều chỉnh tăng từ 1.6 - 2 triệu VND/lượng ở cả 2 chiều.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ