Sẽ không thể có một Fed "trung lập"

Sẽ không thể có một Fed "trung lập"

Đoàn Thu Hà

Đoàn Thu Hà

Junior Analyst

11:11 02/08/2022

Với lần tăng lãi suất thêm 75 bps vào tuần trước, Fed hiện tuyên bố họ đã đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ "trung lập". Về lý thuyết, điều này có nghĩa là lãi suất không kích thích hay kìm hãm nền kinh tế.

Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu: "Bây giờ chúng ta đang ở mức trung lập, khi quá trình thắt chặt sẽ có thời điểm thích hợp để chậm lại".

Powell đã nói rằng ông định dần dần thoát khỏi cuộc chiến chống lạm phát.

Tuy nhiên, ngay cả khi được đo bằng thước đo chính của Fed, lạm phát vẫn tiếp tục tăng nóng.

Chỉ số giá PCE tăng 6.8% so với cùng kỳ năm ngoái trong báo cáo mới nhất.

Lãi suất của Fed hiện ở mức 2.5% - không hề "trung lập" khi so với tỷ lệ lạm phát chính thức đang đạt 6.8%.

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Larry Summers cáo buộc các quan chức Fed đã suy nghĩ quá viển vông khi tính đến lạm phát.

"Jay Powell đã nói những thứ mà không thể phân tích được. Không có cách nào có thể hình dung được lãi suất 2.5% là trung lập trong một nền kinh tế với lạm phát tăng cao thế này."

Summers và Powell không đề cập đến tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế và thị trường tài chính đòn bẩy cao không thể chịu được các đợt tăng lãi suất. Đó là lý do tại sao Fed báo hiệu rằng họ sẽ sớm kết thúc chiến dịch thắt chặt của mình trước khi đạt được bất kỳ thành tựu nào trong công cuộc chống lạm phát.

Đối mặt với lạm phát cao kỷ lục trong 40 năm, chính sách tiền tệ của Fed đã chuyển từ cực kỳ nới lỏng sang hơi hơi nới lỏng.

Chính sách của Fed sẽ không bao giờ đạt đến mức thực sự trung lập - ít nhất trong thời gian tới.

Hệ thống tài chính và Chính phủ Mỹ (con nợ lớn nhất thế giới) cần lãi suất thấp. Lãi suất thực âm cho phép người đi vay được "cứu" theo thời gian do lạm phát tăng và giá trị tài sản danh nghĩa tăng.

Theo thời gian, lãi suất thực âm cũng sẽ đặt áp lực lên thị trường kim loại quý.

Vàng và bạc giảm khi Fed bắt đầu nói về lạm phát. Nhưng chúng đã tăng vào tuần trước khi các ngân hàng trung ương giảm kỳ vọng về chính sách tiền tệ thắt chặt trong tương lai.

Khi nói đến việc xây dựng chính sách tiền tệ, một Fed trung lập sẽ không thể xuất hiện. Các ngân hàng trung ương chắc chắn sẽ phân định kẻ thắng người thua khi họ thao túng lãi suất và bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính của mình.

Những người chiến thắng trong các chính sách của Fed thường là các ngân hàng đầu tư ở Phố Wall và chính trị gia tại Washington, D.C. cùng với những người nắm giữ tài sản hữu hình gọi vốn bằng nợ.

Người thua cuộc là:

1. Những người tiết kiệm và hưu trí nắm giữ trái phiếu, những người có thu nhập không theo kịp lạm phát.

2. Những người lao động với mức lương không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân có thể đặt bản thân vào vị thế thắng cuộc trong các quyết định của Fed.

Trong chu kỳ kinh tế ổn định, cổ phiếu sẽ là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư. Ngược lại, sẽ có lợi hơn nhiều khi nắm trong tay các tài sản khác hưởng lợi từ chính sách của Fed trong môi trường lạm phát cao như hiện nay.

Khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, các cổ phiếu thông thường rất dễ bị tổn thương. Nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn cùng áp lực lạm phát tăng cao có thể hỗ trợ mạnh cho thị trường vàng bạc vốn đang bị định giá thấp.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dữ liệu lạm phát của Vương quốc Anh đang được đo sai cách?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dữ liệu lạm phát của Vương quốc Anh đang được đo sai cách?

Sự thay đổi trong cách tính toán lạm phát của Anh đang đến gần, khi Cục Thống kê Quốc gia Anh (ONS) chuẩn bị tích hợp dữ liệu máy quét từ các siêu thị vào chỉ số giá tiêu dùng. Việc này hứa hẹn sẽ cung cấp cái nhìn chính xác hơn về giá trị thực mà người tiêu dùng trả cho hàng hóa, thay vì chỉ dựa vào mức giá niêm yết. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra tranh cãi khi ONS vẫn bỏ qua các mức giá giảm từ thẻ khách hàng thân thiết, chẳng hạn như giá Clubcard của Tesco. Liệu dữ liệu máy quét có thực sự giúp đo lường lạm phát chính xác hơn và mang lại thay đổi lớn cho nền kinh tế Anh?
Liên minh Châu Âu đối mặt với chiến tranh thương mại trên nhiều mặt trận
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liên minh Châu Âu đối mặt với chiến tranh thương mại trên nhiều mặt trận

Liên minh Châu Âu đang đối mặt với một loạt thử thách lớn trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang ngày càng gia tăng. Với sự trỗi dậy của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, các chính sách thương mại đã biến thành công cụ quyền lực, đe dọa sự ổn định của khối.
Trump đứng trước cơ hội lịch sử: Tái tạo WTO và dẫn dắt thương mại công bằng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump đứng trước cơ hội lịch sử: Tái tạo WTO và dẫn dắt thương mại công bằng

Tổng thống Donald Trump, một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất trong chính trị toàn cầu, đang đứng trước cơ hội tạo ra một thay đổi đột phá trong thương mại quốc tế. Liệu ông có thể tái tạo một Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mới, mang tính công bằng và mang lại những thay đổi tích cực cho nền kinh tế toàn cầu?
Thị trường có đang quá hoảng loạn trước cơn bão thuế quan?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường có đang quá hoảng loạn trước cơn bão thuế quan?

Khi Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế mới, thế giới tài chính, chính trị và truyền thông lập tức rơi vào trạng thái hỗn loạn. Cơn hoảng loạn tưởng chừng như sẽ đẩy toàn cầu vào một thời kỳ đen tối mới, nhưng chính sự phản ứng thái quá này lại trở thành "liều thuốc" tự điều chỉnh. Giữa những lời đồn đoán về sự kết thúc của toàn cầu hóa, câu hỏi đặt ra là: liệu thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, hay chỉ đơn giản là tạm chệch hướng rồi sẽ sớm quay trở lại quỹ đạo?
Liệu Mỹ có đang tự đánh mất vị thế trung tâm của mình?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu Mỹ có đang tự đánh mất vị thế trung tâm của mình?

Mỹ đang đối mặt với một loạt thử thách lớn trong vai trò trung tâm tài chính toàn cầu. Mặc dù vẫn giữ ảnh hưởng mạnh mẽ, sự bất ổn trong chính sách thương mại, sự thay đổi trong mối quan hệ quốc tế và những mối đe dọa đối với đồng đô la đang khiến vị thế của đất nước này trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Liệu Mỹ có thể duy trì sự thống trị này, hay những sự lựa chọn thay thế đang dần xuất hiện và gây lo ngại cho tương lai?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ