Sai lầm của Fed? 4 biểu đồ hé lộ hậu quả cắt giảm lãi suất quá đà!

Sai lầm của Fed? 4 biểu đồ hé lộ hậu quả cắt giảm lãi suất quá đà!

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

14:17 18/10/2024

Hôm qua, mô hình theo dõi GDPNow của Fed Atlanta đã điều chỉnh tăng dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thực quý 3 từ 3.2% lên 3.4%, sau báo cáo doanh số bán lẻ tháng 9 vượt kỳ vọng.

Ước tính chi tiêu tiêu dùng thực tế được nâng từ 3.3% lên 3.6%. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm bất chấp tác động từ các cuộc đình công lao động và thiên tai. Hoạt động sản xuất cũng duy trì khả quan, bất kể các đợt sa thải tại Boeing (NYSE:BA) và điều kiện thời tiết bất lợi.

Những số liệu công bố hôm qua tiếp tục củng cố nhận định rằng Fed đã quá thận trọng khi cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 điểm cơ bản vào ngày 18/9.

Phản ứng tức thì của nhiều chuyên gia là nâng xác suất dự báo một đợt tăng mạnh của thị trường chứng khoán, đồng thời dự đoán một hiện tượng ngược chiều là lợi suất trái phiếu sẽ tăng.

Đúng như dự đoán: Chỉ số chứng khoán đang chinh phục các đỉnh cao lịch sử mới, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng gần 50 điểm cơ bản lên 4.10% kể từ ngày 18/9.

Dưới đây là phân tích chi tiết về các chỉ số kinh tế và diễn biến quan trọng hôm qua:

(1) Doanh số bán lẻ

Income vs Wages vs Retail Sales vs Personal Consumption

Chi tiêu tiêu dùng tiếp tục mạnh mẽ trong tháng 9, với doanh số bán lẻ thực tế tăng 0.5% so với tháng trước, thiết lập mức cao kỷ lục mới.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với dự báo của chuyên gia, dựa trên mức tăng 0.3% so với tháng trước của chỉ số Earned Income Proxy cho lương trong khu vực tư nhân và mức giảm 0.2% của chỉ số CPI hàng hóa.

(2) Đơn xin trợ cấp thất nghiệp

Unemployment Claims

Song hành với tin tích cực về chi tiêu tiêu dùng là tín hiệu khả quan từ thị trường lao động. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm 17,000 trong tuần kết thúc ngày 12/10, xuống còn 241,000 (đã điều chỉnh theo mùa). Trước đó, thị trường dự báo số đơn xin trợ cấp sẽ tăng do tác động của các đợt sa thải trong ngành sản xuất và thiên tai.

Đáng chú ý, mức tăng đơn xin trợ cấp cao nhất được ghi nhận tại các bang thuộc vùng "Rust Belt" và những khu vực chịu ảnh hưởng của bão Helene (cụ thể là Michigan, North Carolina, Ohio và Florida). Tuy nhiên, báo cáo hôm qua cho thấy thị trường việc làm nhìn chung vẫn duy trì sức bền đáng kể.

(3) Sản xuất công nghiệp

US Industrial and Manufacturing Data

Chỉ số IP tháng 9 giảm 0.3% sau khi tăng 0.3% trong tháng trước. Chúng tôi đã dự báo chỉ số này sẽ suy giảm nhẹ sau khi số giờ làm việc hàng tuần trong lĩnh vực sản xuất giảm 0.1% trong tháng 9.

Fed ước tính rằng cuộc đình công tại Boeing đã làm giảm tăng trưởng IP 0.3% trong tháng 9, trong khi bão Helene và Milton gây thêm tác động tiêu cực 0.3%. Xét tổng thể, chỉ số này đã thể hiện khả năng chống chịu tốt trong tháng vừa qua.

(4) ECB

Official Interest Rates

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất thứ ba trong năm nay hôm qua, hạ lãi suất tham chiếu của khu vực Eurozone 25 điểm cơ bản xuống 3.25%. Động thái này nằm trong dự đoán của thị trường, khi lạm phát tổng thể ở khu vực Eurozone đã giảm xuống dưới 2.0% và tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.

Chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục vượt trội so với hơn khu vực đồng tiền chung. Đồng thời, khả năng lạm phát ở Mỹ duy trì trên mức 2.0% cũng cao hơn. Trong kịch bản này, đồng Euro có thể mất giá khi ECB buộc phải cắt giảm lãi suất mạnh hơn Fed.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Trump liên tục gây sức ép buộc Chủ tịch Fed từ chức, thị trường lo ngại về tính độc lập và rủi ro lạm phát

Trump liên tục gây sức ép buộc Chủ tịch Fed từ chức, thị trường lo ngại về tính độc lập và rủi ro lạm phát

Tổng thống Trump gia tăng chỉ trích và kêu gọi Chủ tịch Fed Jerome Powell từ chức, làm dấy lên lo ngại về khả năng can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Nhà đầu tư phản ứng bằng cách điều chỉnh danh mục, khiến lợi suất trái phiếu dài hạn tăng do kỳ vọng lạm phát và rủi ro mất niềm tin vào Fed.
Phố Wall tăng nhẹ trước tuần dữ liệu kinh tế dày đặc và căng thẳng thuế quan leo thang

Phố Wall tăng nhẹ trước tuần dữ liệu kinh tế dày đặc và căng thẳng thuế quan leo thang

Chứng khoán Mỹ khép phiên đầu tuần với mức tăng nhẹ khi nhà đầu tư giữ tâm lý chờ đợi trước loạt dữ liệu kinh tế và mùa báo cáo lợi nhuận quý II. Bất chấp tuyên bố áp thuế 30% từ Tổng thống Trump với EU và Mexico, phản ứng thị trường khá dè dặt do nhà đầu tư đã quen với các động thái tương tự. Nasdaq tiếp tục lập đỉnh mới, trong khi giá dầu tăng do lo ngại nguồn cung, nhưng cổ phiếu năng lượng lại giảm mạnh. Sắp tới, các báo cáo về lạm phát, chi phí sản xuất và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ là tâm điểm theo dõi.
Nhật Bản: Thị trường trái phiếu chịu áp lực trước bầu cử Thượng viện, lợi suất tăng vọt giữa lo ngại tài khóa

Nhật Bản: Thị trường trái phiếu chịu áp lực trước bầu cử Thượng viện, lợi suất tăng vọt giữa lo ngại tài khóa

Thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản đang biến động mạnh trước cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới, với lợi suất dài hạn tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Nhà đầu tư lo ngại về khả năng thay đổi chính trị và các cam kết chi tiêu tài khóa mới nếu đảng đối lập giành thêm ảnh hưởng. Trong khi đó, Thủ tướng Ishiba đối mặt với mức tín nhiệm suy giảm, khiến mục tiêu duy trì đa số trở nên khó khăn. Diễn biến lãi suất phản ánh lo ngại về kỷ luật ngân sách trong bối cảnh nợ công Nhật Bản đang ở mức cao nhất thế giới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ