Quan chức Fed Daly: Thận trọng trong việc cân nhắc mức cắt giảm lãi suất

Quan chức Fed Daly: Thận trọng trong việc cân nhắc mức cắt giảm lãi suất

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

08:16 05/09/2024

Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly vào hôm thứ tư cho biết Fed cần phải cắt giảm lãi suất để giữ cho thị trường lao động ổn định, nhưng hiện tại, nhưng mức độ giảm sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới.

Daly phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, khi lạm phát giảm, lãi suất thực tăng lên trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại; đây là công thức cơ bản dẫn đến việc thắt chặt chính sách quá mức.

Bà nhấn mạnh rằng sức khỏe của thị trường lao động cần được “duy trì và bảo vệ, và phải rất thận trọng trong việc thắt chặt chính sách, nếu quá thắt chặt, thị trường lao động có thể sẽ càng hạ nhiệt.

Tuy nhiên, bà cũng cho biết cho đến nay thị trường lao động Mỹ đã có dấu hiệu chậm lại nhưng các dấu hiệu vẫn chưa đến mức đáng lo ngại.

Các nhà đầu tư kỳ vọng Daly cùng các đồng nghiệp của bà sẽ thực hiện cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới vào ngày 17-18 tháng 9. Fed đã tăng lãi suất trong năm 2022 và 2023, giữ lãi suất ở mức 5.25%-5.50% trong hơn một năm để kiềm chế lạm phát.

Chỉ số lam phát tại Mỹ 2020 - 2024

Hầu hết các nhà phân tích dự đoán Fed sẽ duy trì mức cắt giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm trong cuộc họp vào tháng 9 trong khi đang chờ đợi báo cáo dữ liệu việc làm tháng 8 được công bố vào thứ Sáu, từ đó tìm ra dấu hiệu cho thấy thị trường lao động tiếp tục suy yếu, thúc đẩy Fed phản ứng mạnh mẽ hơn.

Thị trường tài chính trước đó vào hôm thứ Tư đã tăng kỳ vọng về mức cắt giảm lãi suất 0.5 điểm phần trăm trong tháng này, sau khi dữ liệu của chính phủ cho thấy số lượng cơ hội việc làm ở Mỹ trong tháng 7 đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm rưỡi, và tỷ lệ giữa cơ hội việc làm và người tìm việc hiện đã thấp hơn so với mức trung bình trước đại dịch.

Tỷ lệ giữa cơ hội việc làm và người tìm việc tại Mỹ

Theo bà Daly, tuy nhiên, báo cáo cho thấy thị trường lao động hiện tại đang ở trạng thái cân bằng. Thật khó để tìm thấy bằng chứng cho thấy thị trường lao động đang gặp khó khăn.

Tiền lương tăng trưởng nhanh hơn mức lạm phát và người lao động vẫn có cơ hội tìm được việc làm. Các doanh nghiệp nói với bà Daly rằng mặc dù họ đang "tiết kiệm" hơn trong việc tuyển dụng, nhưng họ không đến mức phải thực hiện các kế hoạch cắt giảm nhân sự.

Fed chỉ thực hiện các biện pháp "mạnh mẽ" trong những thời điểm khi khả năng xảy ra theo dự báo là chắc chắn, chẳng hạn như trong các đợt phong tỏa do đại dịch năm 2020, điều này đã khiến Fed quyết định cắt giảm lãi suất gần như bằng không.

Bà Daly cho biết dự báo hiện tại ít chắc chắn hơn, thêm vào đó là khi bà có cuộc chia sẻ với dân chúng, họ vẫn coi lạm phát là mối quan tâm hàng đầu của họ.

Xu hướng lạm phát tại Mỹ trong ngắn hạn

Bà Daly nhấn mạnh hiện tại giá cả chưa ổn định vì lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2% Fed đặt ra, cần phải iếp tục duy trì các biện pháp giảm lạm phát.

Khi được hỏi mức giảm lãi suất cần thiết là bao nhiêu, bà Daly trả lời: “Chúng ta vẫn chưa biết được, đúng không?” Bà cho biết hiện tại bà đang thu thập tất cả thông tin từ báo cáo thị trường lao động, báo cáo CPI, và các thông tin liên quan khác. Bà cũng cần thảo luận với các cộng sự và đồng nghiệp của mình. Và bà cần thêm thời gian để hoàn tất tất cả các công việc cần thiết nhằm đưa ra quyết định tốt nhất.

Bà Daly cho biết nếu muốn bù đắp phần nào những tác động tiêu cực từ lạm phát cao, Fed cần duy trì sự ổn định trong thị trường lao động như hiện tại và giúp thị trường tiếp tục phát triển hơn trong tương lai, giảm lạm phát một cách khéo léo mà không gây ảnh hưởng cho nền kinh tế. Mục tiêu là đạt được sự cân bằng giữa giảm lạm phát và duy trì sức khỏe của nền kinh tế.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán châu Âu trái chiều; tập trung vào thu nhập, quyết định của Fed, đàm phán thương mại Trung Quốc
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Âu trái chiều; tập trung vào thu nhập, quyết định của Fed, đàm phán thương mại Trung Quốc

Các chỉ số chứng khoán châu Âu biến động trái chiều vào thứ Tư, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu đàm phán thương mại Mỹ-Trung khi các nhà đầu tư tiêu hóa thêm thu nhập doanh nghiệp trước thềm công bố chính sách tiền tệ từ Cục Dự trữ Liên bang. DAX của Đức tăng 0.1%, trong khi CAC 40 của Pháp giảm 0.3% và FTSE 100 của Anh giảm 0.2%.
Chứng khoán châu Âu trượt dốc khi nhà đầu tư đánh giá báo cáo thu nhập, thị trường tập trung vào cuộc họp của Fed
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Chứng khoán châu Âu trượt dốc khi nhà đầu tư đánh giá báo cáo thu nhập, thị trường tập trung vào cuộc họp của Fed

Chứng khoán châu Âu trượt dốc vào thứ Tư khi các nhà đầu tư đánh giá một loạt thu nhập doanh nghiệp và những diễn biến mới nhất trong quá trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung trước thềm quyết định lãi suất của Fed vào cuối ngày.
Vàng phục hồi, vẫn giữ sắc đỏ dưới $3,400 - Thị trường chờ đợi thông tin về chính sách của Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Vàng phục hồi, vẫn giữ sắc đỏ dưới $3,400 - Thị trường chờ đợi thông tin về chính sách của Fed

Giá vàng chật vật để tận dụng các mức tăng hàng tuần đã được ghi nhận trong hai ngày qua. Sự lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung được cho là đang gây áp lực lên hàng hóa trú ẩn an toàn. Nhu cầu USD hạ nhiệt hỗ trợ cặp XAU/USD trước thềm quyết định chính sách của FOMC.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ