Quan chức ECB: Đức không phải con bệnh châu Âu

Quan chức ECB: Đức không phải con bệnh châu Âu

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

00:46 13/10/2023

Chủ tịch ngân hàng trung ương Đức cho biết nước này không phải là con bệnh châu Âu, đồng thời thừa nhận rằng tốc độ tăng trưởng “không tốt trong năm nay.”

Phát biểu từ cuộc họp thường niên của Ngân hàng Thế giới - IMF tại Marrakech, ông Joachim Nagel cho biết không nên so sánh tình hình kinh tế hiện tại của Đức với thời kỳ mà nước này bị tả là “con bệnh.” Các nhà phân tích lần đầu đặt biệt danh này vào năm 1998 khi Đức đương đầu với hậu quả đắt đỏ của nền kinh tế hậu thống nhất.

Theo ông Nagel, “đó là một tình huống hoàn toàn khác. Thay đổi về cơ cấu là cần thiết, nhưng nếu lấy ví dụ như thị trường lao động, chúng ta ít nhiều vẫn đang điều hành nền kinh tế dựa trên tình trạng toàn dụng lao động.”

“Tôi tin có sự hiểu biết rằng chúng tôi cần phải làm điều gì đó, nhưng chúng tôi không phải là con bệnh châu Âu”.

Cuộc tranh luận đã nổ ra về việc liệu Đức có nên một lần nữa được mô tả là “con bệnh” hay không sau khi nền kinh tế lớn nhất châu Âu được dự báo là nền kinh tế lớn duy nhất tại đây sẽ suy thoái vào năm 2023.

“Năm nay mọi chuyện không tốt, nhưng tăng trưởng sẽ trở lại trong năm tới.”

Ngân hàng dự báo nền kinh tế Đức sẽ tăng trưởng 1.2% trong năm tới, từ mức thu hẹp 0.3% vào năm 2023.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế có quan điểm bi quan hơn, ước tính tăng trưởng Đức sẽ “tiếp tục suy yếu” và chỉ đạt 0.9% vào năm 2024, theo dữ liệu công bố ngày 10/10.

Dự báo tăng trưởng của IMF với Đức thấp hơn mức trung bình 1.2% của toàn Eurozone.

Quái vật lạm phát đã được ‘thuần hóa’

Dữ liệu của văn phòng thống kê liên bang cho thấy lạm phát tại Đức thấp hơn dự kiến trong tháng 9, với chỉ số HICP tăng 4.3% so với cùng kỳ.

Lạm phát HICP MoM chạm mức thấp nhất kể từ khi Nga tấn công Ukraine, nhờ giá sản phẩm năng lượng tăng dưới mức trung bình.

“Câu chuyện lạm phát đang đi đúng hướng”, ông Nagel nói. “Con quái vật vẫn còn đó, nhưng ở một mức nào đó, chúng tôi đã thuần hóa được nó.”

Theo thông cáo báo chí của Ngân hàng vào tháng 6, lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Eurozone và có khả năng duy trì như vậy trong vài năm.

Tuyên bố cho biết trong hai năm tới, lạm phát sẽ lần lượt đạt 3.1% và 2.7%.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

GBP phục hồi so với USD nhờ lạc quan về thương mại Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

GBP phục hồi so với USD nhờ lạc quan về thương mại Mỹ-Trung

GBP phục hồi so với USD khi khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư cải thiện nhờ hy vọng về việc hạ nhiệt chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất, trong khi BoE gần như chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất vào tuần tới. Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu NFP của Mỹ tháng 4, yếu tố sẽ ảnh hưởng đến triển vọng chính sách tiền tệ của Fed.
Tuyển dụng tại Mỹ dự kiến giảm tốc trong tháng 4 do sự bất ổn kinh tế gia tăng
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tuyển dụng tại Mỹ dự kiến giảm tốc trong tháng 4 do sự bất ổn kinh tế gia tăng

Bảng lương Phi nông nghiệp dự kiến tăng 130,000 trong tháng 4, thấp hơn mức tăng 228,000 được báo cáo trong tháng 3. Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ sẽ công bố dữ liệu việc làm. Báo cáo việc làm của Mỹ có thể tác động đáng kể đến khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 6, làm chao đảo đồng USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ