PPI Mỹ tăng ít hơn dự báo, chi phí dịch vụ giảm lần đầu tiên trong năm nay

PPI Mỹ tăng ít hơn dự báo, chi phí dịch vụ giảm lần đầu tiên trong năm nay

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

19:44 14/08/2024

Giá sản xuất của Mỹ tăng ít hơn dự báo trong tháng 7, phản ánh mức giảm đầu tiên về chi phí dịch vụ trong năm nay và áp lực lạm phát đang giảm dần.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động, chỉ số PPI của Mỹ trong tháng 7 đã tăng 0.1% m/m. Các nhà kinh tế dự báo chỉ số này tăng 0.2% m/m. So với một năm trước, PPI đã tăng 2.2%.

PPI lõi không đổi so với tháng trước. Chỉ số này đã tăng 2.4% y/y. Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán và trái phiếu kho bạc đã tăng sau báo cáo.

Ngày mai, chỉ số CPI sẽ được công bố, các nhà kinh tế dự kiến chỉ số này sẽ cho thấy mức tăng khiêm tốn. Trong bối cảnh áp lực lạm phát đang giảm dần, số liệu việc làm yếu kém trong tháng 7 đã thúc đẩy các nhà kinh tế đưa ra một loạt các đợt cắt giảm lãi suất của Fed bắt đầu vào tháng tới.

Báo cáo PPI cho thấy chi phí dịch vụ giảm 0.2%, phản ánh biên lợi nhuận thấp hơn tại các nhà bán buôn máy móc và xe cộ. Giá hàng hóa tăng 0.6%, mức cao nhất kể từ tháng 2 và dẫn đầu là giá xăng tăng.

Chỉ số PPI không tính thực phẩm, năng lượng và thương mại, tăng 0.3%, mức cao nhất trong ba tháng. So với một năm trước, thước đo này tăng 3.3%.

Các danh mục trong báo cáo PPI được sử dụng để tính thước đo lạm phát ưa thích của Fed — PCE lõi — nhìn chung là ổn định.

Trong số các danh mục đó, chi phí chăm sóc bệnh nhân và giá vé máy bay đã giảm, trong khi chi phí chăm sóc bệnh nhân ngoại trú không đổi. Giá dịch vụ quản lý danh mục đầu tư tăng 2.3%. Thước đo giá PCE tháng 7 sẽ được công bố vào cuối tháng này.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Mỹ sử dụng quyền chọn euro để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá

Doanh nghiệp Mỹ sử dụng quyền chọn euro để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá

Một số công ty Mỹ đang tận dụng các quyền chọn bán euro nhằm bảo vệ doanh thu dự kiến từ châu Âu trước nguy cơ biến động tỷ giá, khi đồng euro có xu hướng tăng giá so với đồng USD. Trong bối cảnh thị trường Mỹ duy trì đà tăng và chính sách thuế nhập khẩu được hoãn lại, nhà đầu tư giảm kỳ vọng về việc đồng đô la tiếp tục suy yếu, khiến các doanh nghiệp áp dụng các công cụ phái sinh như quyền chọn và collars để hạn chế rủi ro tài chính và duy trì ổn định dòng tiền.
Lạm phát lõi của Nhật Bản chững lại nhưng vẫn vượt mục tiêu, thúc đẩy kỳ vọng BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất

Lạm phát lõi của Nhật Bản chững lại nhưng vẫn vượt mục tiêu, thúc đẩy kỳ vọng BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất

Lạm phát lõi của Nhật Bản trong tháng 6 giảm tốc so với tháng trước nhưng vẫn duy trì trên mức mục tiêu 2% trong hơn ba năm, phản ánh áp lực giá cả kéo dài. Trước bối cảnh kinh tế gặp nhiều rủi ro và căng thẳng thương mại, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các dữ liệu này khi quyết định chính sách lãi suất tại cuộc họp tháng 7.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật khung pháp lý cho stablecoin, thúc đẩy quy định tiền mã hóa

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật khung pháp lý cho stablecoin, thúc đẩy quy định tiền mã hóa

Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật tạo khung pháp lý cho stablecoin – loại token tiền mã hóa gắn với đồng đô la Mỹ – đồng thời chuyển hai dự luật liên quan đến tiền mã hóa lên Thượng viện. Dự luật yêu cầu các stablecoin phải được hỗ trợ bởi tài sản thanh khoản và minh bạch về dự trữ, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng cơ sở pháp lý cho ngành tài sản kỹ thuật số tại Mỹ.
Chủ tịch Fed Powell phản hồi cáo buộc về việc cải tạo trụ sở Fed

Chủ tịch Fed Powell phản hồi cáo buộc về việc cải tạo trụ sở Fed

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết dự án cải tạo trụ sở chính của Fed bao gồm các nâng cấp cần thiết về an toàn và loại bỏ vật liệu nguy hiểm, đồng thời được giám sát chặt chẽ và tuân thủ các quy định liên quan. Ông bác bỏ các cáo buộc về chi phí vượt mức và khẳng định không có các hạng mục xa hoa như thang máy riêng hay phòng ăn VIP.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ