Nikkei 225 dẫn đầu đà giảm ở thị trường châu Á

Nikkei 225 dẫn đầu đà giảm ở thị trường châu Á

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

07:49 09/09/2024

Các thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã giảm điểm vào phiên giao dịch thứ Hai, với chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản dẫn đầu đà giảm sau khi dữ liệu việc làm yếu kém của Mỹ được công bố vào thứ Sáu.

Số liệu NFP của Mỹ đã tăng 142,000, thấp hơn so với mức tăng 161,000 theo ước tính của các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát. Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống mức 4.2%, giống với kỳ vọng.

Các nhà giao dịch tại châu Á sẽ đánh giá thị trường dựa trên số liệu GDP của Nhật Bản quý 2 và báo cáo CPI của Trung Quốc được công bố vào thứ Hai. GDP quý 2 của Nhật Bản tăng 2.9% hàng năm, thấp hơn mức kỳ vọng 3.2%, và cũng thấp hơn mức ước tính ban đầu là 3.1% mà các nhà kinh tế đưa ra trong cuộc khảo sát bởi Reuters.

Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc dự kiến tăng 0.7% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 0.5% của tháng 7.

Chỉ số chứng khoán Châu Á

Chỉ số Nikkei giảm 3%, trong khi chỉ số Topix giảm 2.79%. Tỷ giá USD/JPY tăng 20 pip lên mức 142.55, sau khi chạm mức thấp nhất trong 9 tháng vào phiên hôm thứ Sáu.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1.99%, trong khi chỉ số small cap Kosdaq ghi nhận mức giảm 1.72%.

Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm 0.6%.

Hợp đồng tương lai HSI đang ở mức 17,443, thấp hơn mức đóng cửa gần nhất của HSI là 17,444.3.

Vào thứ Sáu, chỉ số S&P 500 đã có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3 năm 2023, trong khi Nasdaq Composite ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2022.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số S&P 500 giảm 1.73%, Nasdaq giảm 2.55%, và Dow Jones Industrial Average giảm 1.01%.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc giảm mạnh khi thuế quan của Trump bắt đầu có hiệu lực
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc giảm mạnh khi thuế quan của Trump bắt đầu có hiệu lực

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc đã suy giảm với tốc độ nhanh nhất trong 16 tháng vào tháng 4, theo một khảo sát được công bố hôm thứ Tư. Diễn biến này tiếp tục làm dấy lên những lời kêu gọi kích thích kinh tế thêm nữa khi gói thuế quan "Ngày Giải Phóng" của Donald Trump chấm dứt chuỗi hai tháng phục hồi trước đó.
Đồng nhân dân tệ đối mặt với tháng "tồi tệ" nhất kể từ năm 2019
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đồng nhân dân tệ đối mặt với tháng "tồi tệ" nhất kể từ năm 2019

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ, đồng nhân dân tệ đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Dù được hưởng lợi từ sự suy giảm của đồng đô la, đồng nhân dân tệ lại yếu đi so với các đồng tiền của các đối tác thương mại khác, mở ra cơ hội cho xuất khẩu Trung Quốc nhưng cũng kéo theo những bất ổn kinh tế. Liệu sự ổn định của đồng nhân dân tệ có thể duy trì trong bối cảnh chiến tranh thương mại không ngừng gia tăng và những chính sách tiền tệ quyết định từ PBoC?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ