Nhật Bản chính thức tuyên bố can thiệp vào thị trường ngoại hối lần đầu tiên kể từ 1998

Nhật Bản chính thức tuyên bố can thiệp vào thị trường ngoại hối lần đầu tiên kể từ 1998

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

15:36 22/09/2022

Lần đầu tiên sau 24 năm, BoJ sẽ sử dụng trở lại biện pháp can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm ngăn chặn đà mất giá của đồng JPY. Có lẽ đây là tin vui dành cho những ai đang sở hữu lượng lớn đồng JPY. Chi tiết bên dưới.

Ảnh minh họa tờ tiền JPY
Ảnh minh họa tờ tiền JPY

Trong bối cảnh sự phân kỳ chính sách tiền tệ ngày càng rõ rệt hơn sau khi Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng Chín, cuối cùng thì NHTW Nhật Bản (Bank of Japan - BoJ) cũng không thể ngồi yên. Phó Bộ trưởng Tài chính về Đối ngoại, ông Masato Kanda phát biểu trong ngày thứ Năm (22.09) rằng Nhật Bản quyết định can thiệp vào thị trường ngoại hối để hạn chế xu hướng mất giá của đồng nội tệ. Đồng JPY ngay lập tức tăng 1,1% so với USD, tỷ giá USD/JPY giảm hơn 300 pip trong vòng 1 tiếng đồng hồ về mức 142,48. Động thái xảy ra sau khi tỷ giá chạm ngưỡng 145 - cao nhất trong vòng 24 năm qua sau khi BoJ công bố giữ nguyên chính sách tiền tệ trong sáng nay (tiếp tục nới lỏng và duy trì lãi suất thấp).

Thực tế, các quan chức cấp cao của Nhật đã đánh tiếng trong vài tuần trở lại đây. Thậm chí, ông Kanda mới phát biểu trong sáng nay rằng BoJ có thể can thiệp bất cứ lúc nào bằng nghiệp vụ của riêng họ. Trong tháng Chín này, BoJ thực hiện 1 nghiệp vụ mang tên "rate check" nôm na có thể hiểu là rà soát biến động tỷ giá. Đây là động thái xảy ra trước phát biểu can thiệp trong chiều nay.

Rất hiếm khi BoJ thực hiện can thiệp bởi Nhật Bản vẫn còn đang bị chỉ trích là phá giá đồng nội tệ để có lợi thế thương mại quốc tế trong việc xuất khẩu. Lần cuối cùng BoJ thực hiện hành động này là vào năm 1998 - khoảng thời gian chứng kiến Khủng hoảng tài chính trên toàn châu Á khi đó USD/JPY đạt mức 146 và mới đây nhất là động thái can thiệp vào năm 2011 khi tỷ giá lên mức 130.

Đồng JPY đã giảm hơn 20% so với USD từ đầu năm tới nay và là đồng tiền khiến bạn lỗ nhiều nhất trong nhóm G-10 do BoJ duy trì lãi suất ở quanh mức 0% trong khi Fed đã tăng lãi suất thêm 300 điểm cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát. Các công ty và hộ gia đình tại Nhật đã phải lên tiếng về tác động tiêu cực của đồng JPY bị suy yếu, do nhập khẩu năng lượng đắt đỏ hơn. Nếu JPY tiếp tục giảm nữa, BoJ rất có thể phải chịu áp lực lạm phát vượt tầm kiểm soát và chính phủ Nhật thì đối mặt với khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc giảm mạnh khi thuế quan của Trump bắt đầu có hiệu lực
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc giảm mạnh khi thuế quan của Trump bắt đầu có hiệu lực

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc đã suy giảm với tốc độ nhanh nhất trong 16 tháng vào tháng 4, theo một khảo sát được công bố hôm thứ Tư. Diễn biến này tiếp tục làm dấy lên những lời kêu gọi kích thích kinh tế thêm nữa khi gói thuế quan "Ngày Giải Phóng" của Donald Trump chấm dứt chuỗi hai tháng phục hồi trước đó.
Đồng nhân dân tệ đối mặt với tháng "tồi tệ" nhất kể từ năm 2019
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đồng nhân dân tệ đối mặt với tháng "tồi tệ" nhất kể từ năm 2019

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ, đồng nhân dân tệ đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Dù được hưởng lợi từ sự suy giảm của đồng đô la, đồng nhân dân tệ lại yếu đi so với các đồng tiền của các đối tác thương mại khác, mở ra cơ hội cho xuất khẩu Trung Quốc nhưng cũng kéo theo những bất ổn kinh tế. Liệu sự ổn định của đồng nhân dân tệ có thể duy trì trong bối cảnh chiến tranh thương mại không ngừng gia tăng và những chính sách tiền tệ quyết định từ PBoC?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ