Nhận định thị trường chứng khoán quý 2: Chính sách của Fed vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn đối với cổ phiếu

Nhận định thị trường chứng khoán quý 2: Chính sách của Fed vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn đối với cổ phiếu

19:27 03/04/2022

Một quý đầu tiên đầy biến động đối với chứng khoán Mỹ, không chỉ vật lộn với Fed mà còn "điêu đứng" vì tăng căng thẳng địa chính trị.

Chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 5% trong Quý 1, tâm lý thị trường đã chuyển từ tích cực sang tiêu cực, tận dụng các nhịp hồi lên để bán ra. Nhiều yếu tố cản trở thị trường chứng khoán sẽ vẫn là động lực chính trong Q2. Hơn nữa, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thúc đẩy giá năng lượng tăng, giá dầu ổn định trên 100 USD/thùng, cùng với sự gián đoạn nguồn cung do Trung Quốc gây ra, rủi ro tăng giá sẽ vẫn còn đối với lạm phát. Do đó, Cục Dự trữ Liên bang vốn đã rất thận trọng trong việc chống lại áp lực lạm phát, sẽ tìm cách ngăn chặn những rủi ro tăng giá đó nhanh hơn, và đưa lãi suất về mức bình thường hóa càng nhanh càng tốt. Điều này cho thấy một giai đoạn khó khăn khác sắp tới đối với khẩu vị rủi ro, và có khả năng vẫn có thể xảy ra hiện tượng bán tháo. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi vẫn là: rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục là chính sách của Fed.

Đồ thị S&P 500 (Nguồn: Refinitiv):

Vui lòng thêm mô tả cho hình ảnh.

Trên đồ thị S&P 500, khu vực trọng tâm là vùng 4100, đánh dấu tâm lý hoảng loạn trong ngày Nga xâm lược. Nếu khu vực này bị xâm phạm, sẽ có nguy cơ giá tiến xuống 3800. Mốc 4100 được giữ vững hay không phần lớn dựa trên tiền đề rằng không có sự đổ vỡ trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.

Ở phía trên, mức kháng cự gần nhất là vùng đỉnh nằm ở 4600.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin chuẩn bị bàn về dự án đường ống Power of Siberia 2 vốn bị đình trệ lâu năm vì bất đồng chi phí và lộ trình. Nga kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc khi mất thị trường châu Âu, trong khi Bắc Kinh vẫn dè dặt dù áp lực kinh tế khiến khí đốt Nga hấp dẫn hơn. Tuy chưa chắc đạt được thỏa thuận, nhưng hai bên đang tiến gần hơn tới khả năng nhượng bộ.
Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng

HĐTL chứng khoán Mỹ và USD tăng nhẹ sau thông tin về cuộc gặp giữa các quan chức thương mại hàng đầu Mỹ–Trung, dù thị trường vẫn thận trọng về triển vọng giảm thuế. Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất và theo dõi tình hình. Nhà đầu tư vẫn tập trung vào rủi ro thương mại toàn cầu và tín hiệu chính sách từ các nền kinh tế lớn.
Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ

Chính quyền Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp kích thích kinh tế quan trọng vào ngày hôm nay, bao gồm việc cắt giảm lãi suất và bơm một lượng thanh khoản đáng kể vào thị trường. Động thái này nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ gây ra.
Thị trường khởi sắc nhờ kỳ vọng Mỹ–Trung hạ nhiệt căng thẳng thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường khởi sắc nhờ kỳ vọng Mỹ–Trung hạ nhiệt căng thẳng thương mại

Thị trường tài chính khởi sắc nhờ kỳ vọng vào bước đột phá trong đàm phán Mỹ–Trung, dù mức thuế hiện tại vẫn gây sức ép lớn. Trung Quốc cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên chính sách và theo dõi diễn biến. Tuy nhiên, bất ổn thương mại toàn cầu tiếp tục là nhân tố chính định hình tâm lý nhà đầu tư.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ