Nhận định giá dầu: Dầu WTI và Brent đối mặt với rào cản kỹ thuật

Nhận định giá dầu: Dầu WTI và Brent đối mặt với rào cản kỹ thuật

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

20:00 13/07/2023

Đợt phục hồi gần đây của giá dầu đã vấp phải một số trở ngại kỹ thuật.

 

Giá dầu tiếp tục phục hồi trong tuần này và đã thoát ra khỏi phạm vi giao dịch trong hai tháng. Tâm lý được cải thiện và chỉ số CPI của Hoa Kỳ nhẹ nhàng hơn đã giúp giá dầu tăng 2.5% trong hai ngày qua.

Đô la Mỹ đã phải đối mặt với áp lực bán mạnh trong tuần này, cộng thêm với việc chỉ số CPI yếu hơn vào ngày hôm qua. Thực tế rằng việc tăng lãi suất vào tháng 7 vẫn có thể xảy ra, nhưng được kỳ vọng rằng đây có thể là đợt tăng cuối cùng của Fed. Chỉ số Đô la (DXY) có nguy cơ phá mốc tâm lý 100.00 khi giao dịch ở mức đáy từ tháng 2 năm 2022

DỮ LIỆU TRUNG QUỐC, BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG IEA VÀ IMF

Dữ liệu dầu được công bố vào tháng trước cho thấy nhu cầu về dầu vẫn mạnh. Sáng nay, dữ liệu xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 đều thấp hơn nhiều so với ước tính.

Nhiều đồn đoán cho rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc có thể đưa ra gói kích thích khổng lồ tại một cuộc họp quan trọng vào cuối tháng này. Điều này có thể mang lại một sự thúc đẩy đáng hoan nghênh không chỉ cho Trung Quốc mà cả các nền kinh tế toàn cầu.

image1.png

IEA đã công bố báo cáo thị trường dầu tháng 7 vào sáng nay và nhận thấy nhu cầu dầu toàn cầu tăng 2.2 triệu thùng/ngày vào năm 2023 và đạt mức kỷ lục 102.1 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, sự sụt giảm sản xuất ngày càng sâu đã khiến IEA lần đầu tiên điều chỉnh lại ước tính tăng trưởng năm 2023 của họ thấp hơn trong năm nay, 220 nghìn thùng/ngày. Điều này có vẻ thực tế hơn do dữ liệu PMI toàn cầu giảm gần đây, cho thấy sự suy giảm toàn cầu có thể xảy ra trong nửa cuối năm 2023.

Như đã đề cập ở trên, nhu cầu dầu của Trung Quốc vẫn mạnh bất chấp sự phục hồi chậm chạp và IEA cho rằng điều này là do việc sử dụng hóa dầu gia tăng, dự kiến Trung Quốc sẽ chiếm 70% lợi nhuận toàn cầu.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sáng nay cũng đưa ra một số bình luận bày tỏ sự ngạc nhiên trước những con số tăng trưởng tích cực toàn cầu từ Q1. IMF cũng bày tỏ niềm tin rằng khả năng "hạ cánh nhẹ nhàng hơn" vẫn có thể xảy ra khi lạm phát bắt đầu giảm nhưng cảnh báo các nước G20 về những rủi ro đối với lĩnh vực tài chính do chu kỳ tăng lãi suất trên toàn cầu. IMF đã chỉ ra sự chậm lại trong đà tăng đến từ cả sự phục hồi của Trung Quốc có thể là mối đe dọa đối với nhu cầu dầu mỏ trong nửa cuối năm nay.

LỊCH KINH TẾ

Cuối ngày hôm nay, dữ liệu PPI Hoa Kỳ có thể sẽ quan trọng hơn sau khi dữ liệu CPI yếu ngày hôm qua. Một bản in PPI thấp hơn có thể chỉ ra rằng áp lực giá tiếp tục giảm và là tín hiệu tốt cho các con số lạm phát trong tương lai. Điều này có thể đè nặng lên Đô la và có khả năng tạo thêm động lực để giá dầu tăng cao hơn.

Ngoài ra, một bản in PPI cao hơn dự kiến có thể thúc đẩy đồng đô la Mỹ và đẩy giá dầu xuống thấp hơn.

image2.png

TRIỂN VỌNG KỸ THUẬT VÀ SUY NGHĨ CUỐI CÙNG

Từ góc độ kỹ thuật, cả WTI và Brent dường như hết động lượng khi chỉ báo RSI tiến đến vùng quá mua. Dữ liệu PPI của Hoa Kỳ có thể cung cấp xúc tác đẩy WTI hướng tới MA 200 ngày gần $77.20 đô la trước khi thoái lui.

Biểu đồ ngày dầu thô WTI

image3.png

Tuy nhiên, dầu có thể tìm thấy hỗ trợ khi phá vỡ tam giác trùng với đường MA 100 ngày quanh mốc $73.50.

Biểu đồ ngày dầu Brent

image4.png

Nhìn vào cả dầu Brent và dầu thô, mô hình tương tự đang diễn ra sau khi phá vỡ mô hình tam giác. Brent hiện đang giao dịch quanh mốc tâm lý $80 thùng. Nếu nến ngày hôm nay không đóng cửa trên mốc $80, giá có thể thoái lui về đường MA 100 ngày nằm quanh mốc $78.10 trước khi tiếp tục tăng.

DailyFX

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi

Các CEO phương Tây cần cắp sách theo học các nước đang phát triển để biết cách ứng phó với những người đàn ông quyền lực với tình hình chính trị bất ổn và các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ