Nhà vua đã thức tỉnh. Vàng rục rịch tăng giá như muốn nhắn nhủ thị trường rằng: Ta vẫn còn sống!

Nhà vua đã thức tỉnh. Vàng rục rịch tăng giá như muốn nhắn nhủ thị trường rằng: Ta vẫn còn sống!

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

20:33 09/05/2024

Giá vàng (XAU/USD) đã bắt đầu rục rịch tăng giá vào phiên Mỹ, tăng lên gần mức 2,330 USD, sau khi một số NHTW lớn quyết định cắt giảm lãi suất hoặc báo hiệu khả năng cắt giảm mạnh mẽ hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, rủi ro địa chính trị cùng với nhu cầu gia tăng từ các NHTW và nhà đầu tư châu Á cũng tạo lực đẩy cho vàng.

Môi trường lãi suất thấp làm giảm "chi phí cơ hội" khi nắm giữ vàng, vốn là một tài sản không lãi suất như đồng USD, qua đó kích thích nhu cầu đầu tư vào vàng.

Bế tắc trong các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas sau các cuộc tấn công liên tục của Israel vào Rafah, cùng với sự gia tăng căng thẳng tại khu vực biên giới Ukraine, càng đẩy giá vàng lên cao do nhu cầu đối với vàng như một tài sản trú ẩn.

Giá vàng tăng nhờ vào kỳ vọng nới lỏng chính sách của các NHTW

Một trong những động lực cho giá vàng là các NHTW trên thế giới đã bắt đầu cắt giảm lãi suất sau nhiều năm giữ ở mức cao để chống lại lạm phát.

  • Riksbank đã hạ lãi suất xuống 0.25% còn 3.75%, lần đầu tiên kể từ năm 2016.
  • SNB đã cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 3.
  • RBA đã duy trì lập trường “dovish” khiến thị trường ngạc nhiên trong cuộc họp chính sách mới đây.
  • ECB cũng gần như chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
  • BoE thông báo kết quả bỏ phiếu với tỷ lệ 7-2 để giữ nguyên lãi suất thay vì cắt giảm, tuy nhiên đã thay đổi so với tỷ lệ 8-1 trong cuộc họp trước, báo hiệu khả năng cắt giảm lãi suất.

Nền kinh tế Trung Quốc và triển vọng về nhu cầu thúc đẩy giá vàng

Dữ liệu thương mại của Trung Quốc cho thấy kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn dự kiến, đạt 1.5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 4, phục hồi từ mức giảm 7.5% của tháng trước. Theo dữ liệu, kim ngạch nhập khẩu tăng 8.4%, vượt qua dự báo 5.4% và mức giảm 1.9% trước đó. Trung Quốc là nhà mua vàng, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ lớn trên thị trường toàn cầu, do đó dữ liệu kinh tế mạnh mẽ từ nước này cũng hỗ trợ giá vàng.

Nhu cầu từ châu Á và các NHTW: Trọng tâm trong báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC)

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), tổ chức theo dõi thị trường vàng toàn cầu, đã nhấn mạnh nhu cầu từ các nhà đầu tư châu Á và vai trò quan trọng của các NHTW trong báo cáo mới nhất về thị trường vàng tháng 4 và triển vọng tương lai.

Báo cáo của WGC lưu ý rằng nhu cầu từ Ấn Độ giảm và thị trường vàng tương lai tĩnh lặng, nhưng nhu cầu từ Trung Quốc và dòng vốn đổ vào các quỹ ETF vàng tại Mỹ đang chuyển sang hướng tích cực. Điều này góp phần gia tăng nhu cầu vàng nói chung, đặc biệt là đối với các quỹ ETF vàng tại châu Á.

Báo cáo cũng đánh giá cao vai trò quan trọng của các NHTW với tư cách là người mua vàng chủ chốt và đồng thời cũng nhấn mạnh rủi ro địa chính trị.

"Vàng thiết lập đỉnh lịch sử mới vào tháng 4 nhưng đã giảm trở lại vào cuối tháng: Hoạt động mua vào từ Trung Quốc và các NHTW dường như là động lực hỗ trợ chính", theo báo cáo.

Về triển vọng, WGC cho biết: “Rủi ro lạm phát đình đốn đang gia tăng khi tăng trưởng có vẻ mong manh trong khi lạm phát vẫn là vấn đề. Các nhà đầu tư châu Á có thể sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý".

Triển vọng nền kinh tế Mỹ có thể kìm hãm đà tăng của vàng

Mặc dù giá vàng đang được hỗ trợ bởi kỳ vọng về môi trường lãi suất thấp trên toàn cầu và nhu cầu gia tăng, triển vọng của nền kinh tế Mỹ có thể hạn chế đà tăng của vàng.

Lập trường khác biệt của Fed so với các NHTW khác là một yếu tố cản trở. Trong khi nhiều NHTW đang cắt giảm lãi suất hoặc báo hiệu khả năng cắt giảm trong tương lai để kích thích tăng trưởng kinh tế, thì Fed vẫn cứ “hawkish”. Điều này đang hỗ trợ đồng USD, tạo sức ép lên XAU/USD.

Dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp (Nonfarm Payrolls) của Mỹ gần đây cho thấy sự suy yếu trong thị trường lao động Mỹ, vốn từng được kỳ vọng sẽ là yếu tố khiến Fed cắt giảm lãi suất sớm hơn. Tuy nhiên, các bình luận từ quan chức Fed kể từ đó cho thấy họ vẫn chưa sẵn sàng hạ lãi suất.

Hồi thứ Tư, Chủ tịch Fed chi nhánh Boston, bà Susan Collins cho biết: “Lạm phát vẫn rất cứng đầu, điều này cho thấy Fed có thể sẽ phải duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn”. Trong khi đó, Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis, ông Neel Kashkari cũng có phát biểu tương tự.

Công cụ FedWatch của CME hiện đang cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9 hoặc sớm hơn đã giảm còn 65% từ mức 85% một tuần trước và 78% vào tháng 11. Trước đó, khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 11 gần như là 100%.

Phân tích kỹ thuật

Giá vàng đã thoái lui từ biên trên của kênh giá giảm ngắn hạn quanh mức $2,326. Hiện tại, giá vàng đang được hỗ trợ từ cả đường SMA 50 và SMA 200 trên đồ thị 4H, vào khoảng $2,310.

Chỉ báo MACD đang cho tín hiệu tiêu cực nhẹ, với các thanh đỏ trên đồ thị Histogram. Thêm vào đó, đường MACD đã cắt xuống dưới đường tín hiệu, đây là tín hiệu bán.

Giá vàng có khả năng giảm trở lại xuống biên dưới của kênh giá giảm vào khoảng $2,280. Tuy nhiên, xu hướng giá vàng tăng trên cả biểu đồ trung hạn và dài hạn (ngày và tuần) nhìn chung vẫn tích cực. Do đó, một pha breakout dứt khoát khỏi biên trên của kênh giá giảm sẽ báo hiệu khả năng tăng giá lên mức mục tiêu gần là $2,353 - đỉnh của sóng B và mức Fibonacci mở rộng 0.681. Trong trường hợp giá tăng mạnh, thậm chí có thể chạm tới $2,370.

Một pha breakout đúng nghĩa sẽ đến từ một thanh nến xanh dài hơn bình thường, vượt qua đỉnh của mức mục tiêu và đóng cửa ngay trên mức này hoặc gần mức cao chạm được. Một trường hợp khác là ba thanh nến xanh liên tiếp vượt qua mức tương ứng.

XAU/USD đồ thị 4H

Mô hình giá “Measured Move” vẫn chưa hoàn thiện

Giá vàng có khả năng vẫn đang trong quá trình hình thành mô hình giá “Measured Move” giảm, bắt đầu từ ngày 19/04. Measured Move là các mô hình dạng ziczac bao gồm ba sóng được ký hiệu là A, B và C, với sóng C thường bằng chiều dài của sóng A hoặc bằng mức Fibonacci 0.681 của sóng A. Giá vàng đã giảm xuống mức ước tính thận trọng cho sóng C tại $2,286, tương ứng mức Fibonacci 0.681 của sóng A.

Tuy nhiên, vẫn còn một khả năng nữa đó là sóng C bằng với sóng A. Mức mục tiêu của sóng C khi đó sẽ là $2,245. Biến động giảm này sẽ được xác nhận bởi một pha breakout dứt khoát xuống biên dưới của kênh giá giảm và mức thấp của ngày 03/05 là $2,277.

FXStreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Dữ liệu CPI Canada sắp tới có gì mà USD/CAD trông buồn bã thế kia
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Dữ liệu CPI Canada sắp tới có gì mà USD/CAD trông buồn bã thế kia

USD/CAD tiếp tục đà giảm nhẹ trước khi phục hồi về giao dịch quanh mức 1.3610 tại thời điểm viết bài. Đồng USD suy yếu do triển vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất trong tương lai đang ảnh hưởng tiêu cực đến cặp tiền này. Giới đầu tư đang dõi theo sát sao dữ liệu Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Canada, dự kiến được công bố vào thứ Ba, với kỳ vọng lạm phát sẽ giảm nhẹ từ 2.9% xuống 2.8% so với cùng kỳ.
XAU/USD: Đỉnh lịch sử 2,440 USD khi sáng giờ chỉ còn là dĩ vãng, vàng chạm 2,450 USD. Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là tâm điểm
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

XAU/USD: Đỉnh lịch sử 2,440 USD khi sáng giờ chỉ còn là dĩ vãng, vàng chạm 2,450 USD. Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là tâm điểm

XAU/USD tăng mạnh vào thứ Hai. Kim loại quý này đã chạm mức cao kỷ lục 2,450 USD trong phiên giao dịch châu Âu vào thứ Hai, trong bối cảnh hy vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất được nhen nhóm trở lại và căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông.
GBP/USD đã tăng miệt mài gần cả tháng nay rồi kìa!
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

GBP/USD đã tăng miệt mài gần cả tháng nay rồi kìa!

GBP/USD tiếp tục đà tăng trong phiên thứ hai liên tiếp, hiện giao dịch quanh mức 1.2700. Tính đến nay, cặp tiền đã tăng miệt mài gần một tháng kể từ đáy tháng 4 tại 1.2300 chạm ngày 22/04. Việc đồng USD tiếp tục suy yếu đang hỗ trợ cho cặp GBP/USD.
Nhận định khí tự nhiên và dầu mỏ: Bất ổn tại Iran đẩy giá năng lượng tăng hơn 0.15%
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Nhận định khí tự nhiên và dầu mỏ: Bất ổn tại Iran đẩy giá năng lượng tăng hơn 0.15%

Giá dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng thứ Hai tại châu Á, sau thông tin về nỗ lực cứu hộ Tổng thống Iran sau một vụ tai nạn trực thăng. Giá dầu thô vẫn duy trì đà tăng từ tuần trước do kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất và nhu cầu cải thiện tại Trung Quốc.
XAU/USD: Thị trường như đang nhìn về mốc $2,500. Đằng sau nhịp tăng sáng nay có gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

XAU/USD: Thị trường như đang nhìn về mốc $2,500. Đằng sau nhịp tăng sáng nay có gì?

Giá vàng có chút điều chỉnh sau khi chạm đỉnh cao mới tại $2,440, nhưng vẫn được dự đoán sẽ tiếp tục đà tăng từ phiên giao dịch trước đó vào đầu tuần này. Đồng USD và lợi suất TPCP Mỹ đang gặp áp lực, trong bối cảnh tâm lý thị trường ưa chuộng rủi ro nhờ các biện pháp kích thích kinh tế từ Trung Quốc. Ngoài ra, những lo ngại về tình hình của Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi trong vụ tai nạn trực thăng càng khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Tin tức XRP hôm nay: Cuộc chiến pháp lý giữa SEC và Ripple, các nhà đầu tư cần theo dõi sát sao
Trịnh Thư

Trịnh Thư

Junior Editor

Tin tức XRP hôm nay: Cuộc chiến pháp lý giữa SEC và Ripple, các nhà đầu tư cần theo dõi sát sao

XRP giảm 2.11% vào Chủ nhật (ngày 19 tháng 5), kết thúc phiên giao dịch ở mức 0.5092. Sự bất ổn về phán quyết vụ kiện giữa SEC và Ripple đã phủ bóng lên các cập nhật từ Báo cáo thị trường XRP hàng quý. Vào thứ Hai (ngày 20 tháng 5), các hồ sơ liên quan đến vụ kiện SEC và Ripple sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Dầu thô WTI vẫn chập chững dưới mức 80 USD/thùng do thiếu vắng động lực rõ ràng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Dầu thô WTI vẫn chập chững dưới mức 80 USD/thùng do thiếu vắng động lực rõ ràng

Dầu thô West Texas Intermediate (WTI) tiếp tục tăng giá sau quyết định lãi suất từ Trung Quốc, giao dịch quanh mức 79.70 USD/thùng trong phiên giao dịch châu Á sáng thứ Hai. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm và 5 năm ở mức 3.45% và 3.95%.
USD/JPY: Nhật Bản sẽ trở thành tâm điểm chú ý giữa những đồn đoán về việc tăng lãi suất
Trịnh Thư

Trịnh Thư

Junior Editor

USD/JPY: Nhật Bản sẽ trở thành tâm điểm chú ý giữa những đồn đoán về việc tăng lãi suất

Vào thứ Hai (ngày 20 tháng 5), Nhật Bản sẽ trở thành tâm điểm chú ý, với trọng tâm là chỉ số TII. Phát biểu của BoJ cũng sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư giữa những đồn đoán về việc BoJ tăng lãi suất vào tháng 6. Sau đó trong phiên giao dịch thứ Hai, các nhà đầu tư cần theo dõi những phát biểu của các thành viên FOMC khi những dự đoán về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 đang thay đổi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ