Nhà đầu tư nước ngoài "chống lưng" cho thị trường trái phiếu Mỹ trong năm nay

Nhà đầu tư nước ngoài "chống lưng" cho thị trường trái phiếu Mỹ trong năm nay

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:59 17/06/2024

Nhà đầu tư đã luôn tự đặt câu hỏi khi nào nhu cầu nước ngoài đối với trái phiếu doanh nghiệp có tín nhiệm cao của Mỹ sẽ suy yếu, cho đến nay nhu cầu này đang có dấu hiệu tăng cao hơn khi triển vọng vĩ mô đối với nền kinh tế Mỹ được cải thiện.

Theo Torsten Slok, chuyên gia kinh tế trưởng tại Apollo Global Management, trong quý I/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã rót 187 tỷ USD vào trái phiếu doanh nghiệp Mỹ, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu từ nhà đầu tư nước ngoài có thể vẫn lạc quan khi triển vọng kinh tế vĩ mô của Mỹ được cải thiện. Chi tiêu đã được chứng minh là có khả năng phục hồi và một báo cáo trong tuần này cho thấy áp lực lạm phát đang hạ nhiệt. Khả năng nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái đã giảm từ mức 38% vào tháng 3 xuống còn 13% trong cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg. Mặt khác, tình trạng thị trường hỗn loạn ở Pháp sau quyết định của Tổng thống Emmanuel Macron về việc tổ chức một cuộc bầu cử sớm, ảnh hưởng đến trái phiếu ngân hàng của quốc gia này.

Nhu cầu từ các nhà đầu tư châu Á và một số ở châu Âu là động lực chính cho trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và quỹ thị trường tiền tệ của Mỹ trong năm nay. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, nhu cầu đã bùng nổ lên mức kỷ lục trong năm nay, tăng khoảng 20% ​​so với cùng kỳ năm ngoái.

Nicholas Elfner, giám đốc nghiên cứu tại Breckinridge Capital, cho rằng với lợi suất lớn hơn 5% trên thị trường trái phiếu của các doanh nghiệp lớn, hoạt động mua trái phiếu thậm chí còn gia tăng tại các khu vực vốn ít hoạt động hơn, bao gồm Trung Đông và Nam Mỹ.

Ông nói: “Nhu cầu nước ngoài hiện rất quan trọng đối với thị trường trái phiếu tín nhiệm cao.”

Nhu cầu từ nhà đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục trong năm nay

Chi phí phòng ngừa rủi ro đã giảm nhẹ đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và đang ổn định trở lại sau một thời gian tăng đối với các nhà đầu tư ở khu vực đồng Euro.

Tuy nhiên, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm nhanh chóng kể từ cuối tháng 4, cho thấy một rủi ro tiềm ẩn: nhu cầu nước ngoài có thể suy yếu khi nhà đầu tư nhận thấy lợi suất cao hơn nước họ. Và theo nhà hoạch định chiến lược của JPMorgan, Nathaniel Rosenbaum, bất kỳ động thái bất ngờ nào từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đều có thể dẫn đến chi phí phòng ngừa rủi ro cao hơn, điều này tác động tiêu cực đến lực cầu.

Hiện tại, lập trường của Fed vẫn là giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn khi chỉ kỳ vọng cắt giảm lãi suất một đợt trong năm nay, điều này sẽ khiến nhà đầu tư quan tâm hơn đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ. Lợi suất trung bình của trái phiếu doanh nghiệp tín nhiệm cao của Mỹ đạt 5.33% tính đến thứ Năm, theo Bloomberg.

Nhu cầu từ nhà đầu tư nước ngoài sẽ vẫn tiếp tục tăng miễn là các công ty Mỹ phát hành trái phiếu dài hạn, theo David Del Vecchio, giám đốc bộ phận trái phiếu doanh nghiệp tín nhiệm cao của Hoa Kỳ tại PGIM Fixed Income. Ông cũng cho biết, trái phiếu của Mỹ hiện chiếm 75% thị trường trái phiếu doanh nghiệp dài hạn.

Ông chia sẻ: “Nếu bạn quan tâm đến trái phiếu doanh nghiệp dài hạn tín nhiệm cao, bạn nên mua trái phiếu Mỹ vì chúng là một phần quan trọng của thị trường toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục được hưởng lợi từ thực tế đó và tiếp tục chứng kiến nhu cầu đổ vào thị trường của trái phiếu này.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ