Ngân hàng Trung ương các nước khó khăn để xoay xở: Điềm báo xấu cho các tài sản

Ngân hàng Trung ương các nước khó khăn để xoay xở: Điềm báo xấu cho các tài sản

Đoàn Thu Hà

Đoàn Thu Hà

Junior Analyst

09:15 22/07/2022

Hoàn cảnh khó khăn của các Ngân hàng Trung ương, phải vật lộn để vừa truyền đạt thông tin vừa phản ứng kịp thời với các dòng kinh tế đang dịch chuyển nhanh là những tin tức khủng khiếp đối với tài sản.

Bất kỳ nhà đầu tư nào trải qua cảm giác kinh hoàng trước các cuộc cạnh tranh của các Ngân hàng Trung ương đều nên nhớ về John Donne cùng câu nói của ông: "no man is an island, entire of itself" - chúng ta cần hỗ trợ và giúp đỡ nhau để vượt qua khó khăn.

Chính sách tiền tệ từng rất đơn giản. Chính phủ chỉ cần công bố lạm phát mục tiêu, sử dụng lãi suất chuẩn làm công cụ và thả nổi tiền tệ. Công bố một vài thông báo quan trọng và một số hướng dẫn, đó là chính sách mà hầu hết các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã áp dụng từ đầu những năm 1990s. Và cách làm này đã thật sự hiệu quả, ít nhất là giúp "hạ nhiệt" lạm phát. (Mặc dù cho đến khi xảy ra đại dịch các Ngân hàng Trung ương đã kém thành công hơn nhiều trong việc tạo ra lạm phát - điều đòi hỏi sự trợ giúp khá lớn từ chính sách tài khoá).

Giờ đây, các Ngân hàng Trung ương lớn đang phải đối mặt với tình huống thách thức nhất kể từ đầu những năm 1980s và các trader trên thị trường trái phiếu đang cảm nhận thấy có điều khác thường. Các đường cong lợi tức theo GBP, EUR và USD đều đảo ngược, các traders tin rằng sẽ có suy thoái xảy ra. Tuy nhiên, các Ngân hàng Trung ương đang tăng tốc để kiểm soát lạm phát vốn bắt đầu như một cú sốc nhất thời và đã trở nên tệ hơn nhiều do nguồn cung thiếu hụt. Tăng trưởng chậm có hại cho cổ phiếu, lạm phát có hại cho trái phiếu và lạm phát đình trệ có hại cho hầu hết mọi thứ.

Có một số dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát đang giảm bớt. Giá cả hàng hoá đã giảm. Dữ liệu hôm thứ Tư cho thấy giá nhà vẫn đang tăng cao hơn và cuộc khảo sát của Philly Fed có thể ghi nhận lạm phát cao hơn so với đề xuất. Lý do các Ngân hàng Trung ương đang sử dụng các biện phát tuyệt vọng như tiết lộ chính sách cho báo chí vì tình hình đã nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Nếu họ mất đi sự tín nhiệm cần thiết để kiểm soát các kỳ vọng thì hậu quả trong dài hạn đối với giá tài sản có thể còn tồi tệ hơn.

Sebastian Boyd  Markets Live, Santiago

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dữ liệu lạm phát của Vương quốc Anh đang được đo sai cách?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dữ liệu lạm phát của Vương quốc Anh đang được đo sai cách?

Sự thay đổi trong cách tính toán lạm phát của Anh đang đến gần, khi Cục Thống kê Quốc gia Anh (ONS) chuẩn bị tích hợp dữ liệu máy quét từ các siêu thị vào chỉ số giá tiêu dùng. Việc này hứa hẹn sẽ cung cấp cái nhìn chính xác hơn về giá trị thực mà người tiêu dùng trả cho hàng hóa, thay vì chỉ dựa vào mức giá niêm yết. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra tranh cãi khi ONS vẫn bỏ qua các mức giá giảm từ thẻ khách hàng thân thiết, chẳng hạn như giá Clubcard của Tesco. Liệu dữ liệu máy quét có thực sự giúp đo lường lạm phát chính xác hơn và mang lại thay đổi lớn cho nền kinh tế Anh?
Liên minh Châu Âu đối mặt với chiến tranh thương mại trên nhiều mặt trận
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liên minh Châu Âu đối mặt với chiến tranh thương mại trên nhiều mặt trận

Liên minh Châu Âu đang đối mặt với một loạt thử thách lớn trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang ngày càng gia tăng. Với sự trỗi dậy của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, các chính sách thương mại đã biến thành công cụ quyền lực, đe dọa sự ổn định của khối.
Trump đứng trước cơ hội lịch sử: Tái tạo WTO và dẫn dắt thương mại công bằng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump đứng trước cơ hội lịch sử: Tái tạo WTO và dẫn dắt thương mại công bằng

Tổng thống Donald Trump, một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất trong chính trị toàn cầu, đang đứng trước cơ hội tạo ra một thay đổi đột phá trong thương mại quốc tế. Liệu ông có thể tái tạo một Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mới, mang tính công bằng và mang lại những thay đổi tích cực cho nền kinh tế toàn cầu?
Thị trường có đang quá hoảng loạn trước cơn bão thuế quan?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường có đang quá hoảng loạn trước cơn bão thuế quan?

Khi Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế mới, thế giới tài chính, chính trị và truyền thông lập tức rơi vào trạng thái hỗn loạn. Cơn hoảng loạn tưởng chừng như sẽ đẩy toàn cầu vào một thời kỳ đen tối mới, nhưng chính sự phản ứng thái quá này lại trở thành "liều thuốc" tự điều chỉnh. Giữa những lời đồn đoán về sự kết thúc của toàn cầu hóa, câu hỏi đặt ra là: liệu thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, hay chỉ đơn giản là tạm chệch hướng rồi sẽ sớm quay trở lại quỹ đạo?
Liệu Mỹ có đang tự đánh mất vị thế trung tâm của mình?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu Mỹ có đang tự đánh mất vị thế trung tâm của mình?

Mỹ đang đối mặt với một loạt thử thách lớn trong vai trò trung tâm tài chính toàn cầu. Mặc dù vẫn giữ ảnh hưởng mạnh mẽ, sự bất ổn trong chính sách thương mại, sự thay đổi trong mối quan hệ quốc tế và những mối đe dọa đối với đồng đô la đang khiến vị thế của đất nước này trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Liệu Mỹ có thể duy trì sự thống trị này, hay những sự lựa chọn thay thế đang dần xuất hiện và gây lo ngại cho tương lai?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ