Lạm phát yếu hơn dự kiến ​​tại Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nội địa

Lạm phát yếu hơn dự kiến ​​tại Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nội địa

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

13:30 12/06/2024

Chỉ số CPI của Trung Quốc tăng ít hơn dự kiến ​​trong tháng 5 và PPI giảm tháng thứ 20 liên tiếp, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu yếu kém dai dẳng.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết hôm thứ Tư, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 0.3% so với cùng kỳ năm trước, duy trì ở mức trên 0% trong tháng thứ tư liên tiếp và thấp hơn so với dự báo trung bình là 0.4% của các nhà kinh tế. PPI tiếp tục khiến đà giảm phát kéo dài, bắt đầu vào cuối năm 2022.

Tình hình giảm phát trầm trọng này đã kêu gọi chính phủ hành động mạnh mẽ hơn để thúc đẩy nhu cầu.

Zhang Zhiwei, chuyên gia kinh tế tại Pinpoint Asset Management, cho biết: “Áp lực giảm phát vẫn chưa hạ nhiệt", đồng thời lưu ý rằng CPI trong tháng 5 đã giảm nhẹ so với tháng 4. “Có lẽ là cần phải có một lập trường chính sách toàn diện và chủ động hơn trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và bất động sản để thúc đẩy nhu cầu nội địa hiệu quả hơn”.

Chỉ số CPI và PPI hàng tháng của Trung Quốc

Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0.6%. Chỉ số PPI giảm 1.4% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 2.5% trong tháng 4, phần lớn là do giá hàng hóa tăng.

Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy chi tiêu của hộ gia đình trong bối cảnh thị trường bất động sản trì trệ kéo dài và thị trường việc làm ảm đạm. Đáng nói, Trung Quốc đang trải qua chuỗi giảm phát dài nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tính đến tháng 1. Giá thành trong lĩnh vực sản xuất giảm đang đè nặng lên lợi nhuận của doanh nghiệp và khiến họ ngại đầu tư. Ngoài ra, người tiêu dùng có nguy cơ sẽ chi tiêu miễn cưỡng hơn vì dự đoán giá hàng hóa sẽ rẻ hơn trong tương lai.

Chứng khoán Trung Quốc giao dịch trong phạm vi hẹp vào sáng thứ Tư, với chỉ số CSI 300 dao động trong khoảng giảm 0.3% và tăng 0.2%.

Các doanh nghiệp sản xuất từ lâu đã phải vật lộn với tình trạng lợi nhuận tăng chậm lại, do cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt trên các lĩnh vực như sản xuất pin và xe điện, trong bối cảnh các chính phủ nước ngoài chỉ trích tình trạng sản xuất dư thừa của Trung Quốc.

Raymond Yeung, chuyên gia kinh tế của Trung Quốc tại Australia & New Zealand Banking Group, cho rằng nếu Bắc Kinh có những động thái nhằm hạn chế dư cung, điều này có thể “cứu vãn tình trạng giảm phát do PPI giảm”.

“Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, chìa khóa để giải quyết áp lực giảm phát là sự phục hồi nhu cầu nội địa. Khi thị trường bất động sản vẫn còn yếu, tình trạng giảm phát dường như là một điều bình thường,” ông chia sẻ.

Các chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát dự báo CPI sẽ tăng 0.7% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính thức là 3%.

Tháng trước, Trung Quốc đã công bố gói giải cứu thị trường bất động sản nhằm giải quyết vấn đề nan giải nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc, khi nới lỏng các quy định vay thế chấp và khuyến khích chính quyền địa phương mua những ngôi nhà chưa bán được. Nhưng nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích vẫn hoài nghi về tính hiệu quả của các biện pháp này do nguồn tài trợ hạn chế của ngân hàng trung ương và tiến độ triển khai các biện pháp này còn chậm trễ ở một số thành phố.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tuyển dụng tại Mỹ dự kiến giảm tốc trong tháng 4 do sự bất ổn kinh tế gia tăng
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tuyển dụng tại Mỹ dự kiến giảm tốc trong tháng 4 do sự bất ổn kinh tế gia tăng

Bảng lương Phi nông nghiệp dự kiến tăng 130,000 trong tháng 4, thấp hơn mức tăng 228,000 được báo cáo trong tháng 3. Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ sẽ công bố dữ liệu việc làm. Báo cáo việc làm của Mỹ có thể tác động đáng kể đến khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 6, làm chao đảo đồng USD.
Thuế quan của Trump tạo gánh nặng 900 triệu USD cho Apple
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thuế quan của Trump tạo gánh nặng 900 triệu USD cho Apple

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã cảnh báo rằng thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ làm tăng chi phí thêm 900 triệu USD trong quý kết thúc vào cuối tháng 6, đánh dấu dấu hiệu mới nhất về cách các khoản thuế này đang ảnh hưởng dây chuyền đến các tập đoàn tại Mỹ.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ chuyển biến tích cực khi Trung Quốc báo hiệu khả năng đàm phán thương mại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ chuyển biến tích cực khi Trung Quốc báo hiệu khả năng đàm phán thương mại

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đã đảo chiều vào tối thứ Năm và tăng cao hơn sau khi Trung Quốc cho biết đang đánh giá khả năng đàm phán thương mại với Washington, trong khi các nhà đầu tư đánh giá báo cáo thu nhập của Apple và Amazon phản ánh lo ngại về thuế quan.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ