Lạm phát 3% là bước ngoặt của Fed

Lạm phát 3% là bước ngoặt của Fed

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:04 13/07/2023

Tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm, một bước quan trọng để chấm dứt tình trạng khẩn cấp về chi phí sinh hoạt — và có thể là cả việc thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang.

Ở mức 3%, lạm phát giá tiêu dùng hiện chỉ bằng một phần ba so với 1 năm trước (9.1%), mức cao nhất trong bốn thập kỷ. Và chi tiết báo cáo tháng 6 cũng tốt hơn dự kiến, với các thước đo chủ chốt dưới mức dự báo.

Nhưng điều này không có nghĩa là cuộc chơi đã kết thúc – đặc biệt là đối với Fed, khi họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào cuối tháng này. Tuy nhiên, rất có khả năng là đợt tăng lãi suất vào ngày 26/7, đưa lãi suất lên 5.5%, sẽ là lần cuối cùng trong một thời gian dài.

Đó là những gì thị trường kỳ vọng sau dữ liệu của ngày thứ Tư. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn ngắn giảm mạnh, chứng khoán tăng và USD chạm đáy trong hơn một năm – tất cả đều dự báo rằng Fed có thể nới lỏng chính sách.

Hồi kết

Theo Ryan Sweet, kinh tế trưởng thị trường Mỹ tại Oxford Economics, “dữ liệu sẽ cho Fed lý do để cân nhắc về việc liệu có cần tăng thêm lãi suất sau tháng này hay không. Chu kỳ thắt chặt này của Fed có thể sắp kết thúc.”

Nhưng lạm phát vẫn đang cao hơn mục tiêu 2% của Fed, và giai đoạn cuối cũng có thể là giai đoạn khó khăn nhất.

Hơn nữa, người dân Mỹ vẫn đang phải trả nhiều tiền hơn so với trước đại dịch cho rất nhiều hàng hóa và dịch vụ – và nỗi đau đó được dự báo sẽ không sớm kết thúc. Tổng thống Joe Biden, chuẩn bị cho cuộc chiến tái tranh cử vào năm tới, sẽ nhận thấy rằng giá cả cao là một vũ khí Đảng Cộng hòa có thể sử dụng để chống lại ông.

Đối với Fed, vẫn còn lý do để họ lo. Đầu tiên, trong khi lạm phát đang đi đúng hướng, tính toán đã làm những số liệu mới đây có vẻ tốt hơn so với thực tế.

Theo hiệu ứng cơ sở, khi so sánh với lạm phát tháng 6/2022 ở mức cao kỷ lục, đà giảm của lạm phát trông có vẻ rất đao to búa lớn. Nhưng CPI YoY vẫn có thể tiếp tục tăng trong các tháng tới, khi so sánh với phần sau của năm 2022 không được tốt như tháng 6.

Quá sớm

Chỉ 1 báo cáo CPI, kể cả tốt hơn mong đợi, cũng không thể làm lay chuyển các quan chức Fed. Phát biểu sau khi số liệu mới nhất được công bố, Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin đã nhắc lại cam kết của ngân hàng trung ương trong việc khôi phục bình ổn giá cả.

“Lạm phát vẫn quá cao. Mục tiêu của chúng tôi là 2%,” ông Barkin cho biết tại một sự kiện hôm thứ Tư sau báo cáo. “Nếu bạn nới lỏng quá sớm, lạm phát sẽ quay trở lại rất nhanh, sau đó buộc Fed phải làm nhiều hơn nữa.”

Một lý do lớn khiến lạm phát tăng cao là thị trường lao động mạnh mẽ. Các doanh nghiệp tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm và tiền lương vẫn tăng mạnh, cho phép người Mỹ tiếp tục chi tiêu.

Chi phí nhà ở chiếm hơn 70% mức tăng của CPI trong tháng 6, trong khi giá vé máy bay và ô tô đã qua sử dụng giảm. Giá hàng tạp hóa, vốn là nguyên nhân chính gây áp lực cho các gia đình Mỹ, không đổi so với một tháng trước đó.

Báo cáo cũng cho thấy chi phí dịch vụ lõi không bao gồm nhà ở và năng lượng - gọi là lạm phát siêu lõi - ít thay đổi trong tháng 6 so với tháng trước. So với một năm trước, lạm phát này đã giảm còn 4%, cũng là mức tăng nhỏ nhất kể từ cuối năm 2021. Tuy nhiên, Fed tính toán điều này dựa trên một chỉ số riêng.

Theo Jennifer Lee, chuyên gia kinh tế cao cấp tại BMO Capital Markets, “cộng tất cả lại, Fed được thở phào nhẹ nhõm một chút.”

Nếu các báo cáo từ giờ đến tháng 9 ghi nhận xu hướng tương tự, “Fed sẽ có lý do để đứng ngoài.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi

Các nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ, bao gồm Indian Oil và BPCL, đang đẩy mạnh mua dầu thô Nga từ thị trường giao ngay nhằm đa dạng hóa nguồn cung, bất chấp mức chiết khấu thu hẹp. Indian Oil giảm tỷ lệ nhập khẩu theo hợp đồng dài hạn, trong khi BPCL tìm cách điều chỉnh điều khoản để linh hoạt hơn trong giao dịch. Động thái này phản ánh nỗ lực thích ứng với biến động địa chính trị và xu hướng mua hàng toàn cầu.
Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin chuẩn bị bàn về dự án đường ống Power of Siberia 2 vốn bị đình trệ lâu năm vì bất đồng chi phí và lộ trình. Nga kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc khi mất thị trường châu Âu, trong khi Bắc Kinh vẫn dè dặt dù áp lực kinh tế khiến khí đốt Nga hấp dẫn hơn. Tuy chưa chắc đạt được thỏa thuận, nhưng hai bên đang tiến gần hơn tới khả năng nhượng bộ.
Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng

HĐTL chứng khoán Mỹ và USD tăng nhẹ sau thông tin về cuộc gặp giữa các quan chức thương mại hàng đầu Mỹ–Trung, dù thị trường vẫn thận trọng về triển vọng giảm thuế. Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất và theo dõi tình hình. Nhà đầu tư vẫn tập trung vào rủi ro thương mại toàn cầu và tín hiệu chính sách từ các nền kinh tế lớn.
Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ

Chính quyền Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp kích thích kinh tế quan trọng vào ngày hôm nay, bao gồm việc cắt giảm lãi suất và bơm một lượng thanh khoản đáng kể vào thị trường. Động thái này nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ gây ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ