Kỳ vọng cắt giảm lãi suất đang thúc đẩy nhu cầu trái phiếu toàn cầu

Kỳ vọng cắt giảm lãi suất đang thúc đẩy nhu cầu trái phiếu toàn cầu

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

12:33 04/06/2024

Trái phiếu toàn cầu tăng hôm thứ Ba, theo sau đà tăng của TPCP Mỹ, được củng cố bởi kỳ vọng ngày càng tăng về khả năng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Úc và New Zealand giảm 8bps sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất tại Mỹ suy yếu trong tháng 5 với sản lượng đầu ra gần như trì trệ. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản giảm 2bps trước phiên đấu thầu trái phiếu trị giá 2.6 nghìn tỷ Yên (16.6 tỷ USD) vào cuối ngày thứ Ba. Mặt khác, trái phiếu Hàn Quốc cũng tăng giá.

Sự lạc quan trên thị trường trái phiếu có thể được thử thách trong những ngày tới khi loạt dữ liệu việc làm làm hé lộ liệu thị trường lao động của Mỹ có hạ nhiệt đủ để đảm bảo Fed nới lỏng chính sách hay không. Những dự đoán trước đây của các nhà giao dịch về việc cắt giảm lãi suất của Fed đã quá vội vàng khi Chủ tịch Jerome Powell nhấn mạnh cần có thêm bằng chứng cho thấy lạm phát đang hướng tới mục tiêu 2% một cách bền vững trước khi hạ lãi suất.

Các quyết định về lãi suất của BoCECB cũng sẽ được các nhà giao dịch chú ý.

Robert Thompson, chiến lược gia tại RBC Capital Markets, cho biết: “Nhà đầu tư dường như rất hài lòng khi các đợt cắt giảm lãi suất ngày càng đến gần. Tuy nhiên, không chỉ từ Fed - mà cả BoC và ECB, đều được kỳ vọng sẽ bắt đầu chu kỳ hạ lãi suất.”

Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 2bps lên 4.41% vào thứ Ba sau khi giảm 11bps vào thứ Hai. Dữ liệu việc làm sắp tới của Hoa Kỳ vào thứ Ba cũng có thể thúc đẩy nhu cầu trái phiếu nếu con số này thấp hơn kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ trích “chủ nghĩa bá quyền” của Mỹ trước thềm hội đàm với Putin
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ trích “chủ nghĩa bá quyền” của Mỹ trước thềm hội đàm với Putin

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh tại Moscow với Tổng thống Vladimir Putin và lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Thế chiến II, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã so sánh “chủ nghĩa bá quyền” của Mỹ ngày nay với “các thế lực phát xít ngạo mạn” cách đây 80 năm.
Từ chỉ trích đến sao chép: Liệu Trump có đang lặp lại chiến lược kinh tế của Biden?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Từ chỉ trích đến sao chép: Liệu Trump có đang lặp lại chiến lược kinh tế của Biden?

Tổng thống Donald Trump – người từng chỉ trích gay gắt chính sách kinh tế của Joe Biden – giờ đây lại đưa ra một thông điệp gần như tương tự: tăng đầu tư vào sản xuất trong nước và tạo thêm việc làm. Tuy nhiên, cả hai ông đều vấp phải một thực tế khó tránh: khi người dân phải đối mặt với giá cả tăng cao, họ ít quan tâm đến các nhà máy mới, dù điều đó có thể tạo thêm hàng triệu việc làm.
Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi

Các nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ, bao gồm Indian Oil và BPCL, đang đẩy mạnh mua dầu thô Nga từ thị trường giao ngay nhằm đa dạng hóa nguồn cung, bất chấp mức chiết khấu thu hẹp. Indian Oil giảm tỷ lệ nhập khẩu theo hợp đồng dài hạn, trong khi BPCL tìm cách điều chỉnh điều khoản để linh hoạt hơn trong giao dịch. Động thái này phản ánh nỗ lực thích ứng với biến động địa chính trị và xu hướng mua hàng toàn cầu.
Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin chuẩn bị bàn về dự án đường ống Power of Siberia 2 vốn bị đình trệ lâu năm vì bất đồng chi phí và lộ trình. Nga kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc khi mất thị trường châu Âu, trong khi Bắc Kinh vẫn dè dặt dù áp lực kinh tế khiến khí đốt Nga hấp dẫn hơn. Tuy chưa chắc đạt được thỏa thuận, nhưng hai bên đang tiến gần hơn tới khả năng nhượng bộ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ